Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ 5


1     2      3      4      5      6

Ba ngày sau s ự biến ở Hà nội, ngày 22/12, chính phủ Việt nam ra thông báo, cuộc chiến sẽ được tiến hành qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng phản công và Pháp sẽ phải chịu những hậu quả cay đắng. Các cơ sở của chính quyền được rút lên Việt bắc. Những đơn vị chiến đấu vẫn tiếp tục bám trụ tại khu phố cổ và kháng cự quyết liệt. Valluy đã đề xuất ném bom huỷ diệt nhưng Morlieres đã phản đối và vẫn quyết định dùng bộ binh. Phải đến tận giữa tháng 1/1947, quân Pháp mới đến được chợ Đồng xuân. Các đơn vị Việt minh rút lên phía bắc qua chân cầu Long biên, để lại những dòng chữ viết bằng than trên tường: "Chúng tôi sẽ quay lại".
Trong hồi ký của mình, lãnh sự Mỹ O'Sullivan đã ghi nhận "Sự dũng cảm và ngoan cường chưa từng thấy của quân Việt nam", chẳng khác gì quân Nhật trong cuộc chiến Thái bình dương. Khoảng 100 lính Pháp và 40 thường dân châu Âu chết, hai trăm người khác mất tích. Tại các khu vực khác, tình hình cũng tương tự, Việt minh tìm cách kìm chân quân Pháp trong thành phố để rút lực lượng về nông thôn. Khi Pháp bắt đầu tiến ra ngoại ô sẽ gặp phải cảnh "vườn không, nhà trống". Tuy nhiên, có vẻ như H chưa muốn từ bỏ những nỗ lực tìm kiếm hoà bình. Ngay trong ngày đánh nhau đầu tiên, Việt minh đã rải truyền đơn thông báo với "nhân dân Pháp" về nguyện vọng của chính phủ được sống hoà bình trong khối liên hiệp Pháp. Cuộc chiến đã xảy ra vì "những tên thực dân phản động đã đánh mất danh dự nước Pháp, chia rẽ hai dân tộc". Chỉ cần Pháp công nhận Việt nam độc lập và thống nhất, sự hợp tác sẽ được khôi phục ngay lập tức. Ngày hôm sau, đài Việt minh kêu gọi nối lại đàm phán. Ngày 23/12, H viết thư cho Moutet và Leclerc đề nghị hai bên gặp nhau, khi hai vị này vừa lên đường sang Đông dương để thị sát tình hình. Mấy ngày sau, H chính thức đề nghị ngừng bắn và tổ chức hội nghị hoà bình mới tại Paris trên tinh thần hiệp định Ho-Sainteny tháng 3/1946. Pháp thì chưa vội kết thúc đánh nhau. Ngày 23, thủ tướng Blum phát biểu trước quốc hội: "Chúng ta đang phải đối mặt với việc dẹp loạn. Tôi tuyên bố, binh lính Pháp đang chiến đấu, kiều dân Pháp đang sinh sống và các bạn bè Pháp ở Đông dương có thể yên tâm vào sự kiên quyết của chính phủ". Kết luận, Blum để ngỏ khả năng đàm phán: "chúng tôi sẽ khôi phục lại cuộc đàm phán bị phá vỡ để có được một nước Việt nam tự do trong liên bang Đông dương tự do trong Liên hiệp Pháp. Nhưng đầu tiên, trật tự phải được khôi phục". Ngay cả một người được coi là "sứ giả hoà binh" như Moutet cũng phát biểu với báo chí hôm Noel khi ông ta đến Sài gòn: "cần phải có chiến thắng quân sự trước khi có bất cứ cuộc đàm phán nào. Tôi rất tiếc nhưng những gì mà Việt minh đã làm phải bị trừng trị". Moutet cũng không tìm cách liên lạc với người bạn cũ là H mà suốt ngày chỉ trò chuyện với các quan chức Pháp ở Lào và Cambodia. Về phần mình, ngày 3/1, H đã viết thư cho Moutet, nhưng bức thư đã không đến được nơi. Tướng Leclerc có quan điểm mềm dẻo hơn. Một mặt ông cho rằng một đòn giáng trả đối với cuộc tấn công của Việt minh là cần thiết, nhưng giải pháp cuối cùng phải là giải pháp chính trị. Pháp không thể khuất phục dân tộc 24 triệu dân với tinh thần dân tộc ngất trời bằng vũ lực. Leclerc lo ngại về việc Moutet không chịu gặp H. Trước khi rời VN ngày 9/1, L nhận xét: "Có quá nhiều người tưởng là có thể xây chiếc cầu nối giữa Việt nam và Pháp bằng súng đạn". Tuy nhiên L cho rằng cần phải thay chủ nghĩa dân tộc quá khích của Việt minh bằng một hình thức ôn hoà hơn. Muốn vậy, vị thế của quân Pháp trên chiến trường càng mạnh càng tốt.

Quan điểm của L tương đối trùng với Blum. Vì thế khi trở lại Pháp, Blum đã đề nghị L làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông dương thay D'A quá cứng và bị cho là góp phần gây nên tình trạng hỗn loạn hiện nay. Trong lúc L còn đang suy nghĩ thì Blum bị Ramadier thay thế. Thủ tướng mới lên lưỡng lự chưa dám quyết việc tăng quân cho Đông dương, lại thêm De Gaul rỉ tai, nên L đã quyết định từ chối. Ramadier bổ nhiệm Emile Bollaert, được một nhà ngoại giao Mỹ miêu tả là "năng động và có năng lực nhưng chưa được nhiều người biết đến".

Bollaert đến Đông dương vào đầu tháng 3 và ngay lập tức rơi vào tình huống khó xử. Được sự ủng hộ của D'A, các quan chức thực dân địa phương đáng ráo riết tìm cách qua mặt Việt minh và thoả thuận với Bảo đại, lúc đó đang ở Hồng kong đánh bạc và chơi gái. Mặc dù chưa có kết quả cụ thể nhưng phương án này cũng có một số người hâm mộ tại cả Đông dương và Pháp. Trong khi đó Việt minh vẫn được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng, và H được thừa nhận như nhà lãnh đạo của dân tộc. Trước khi rời Paris, Leclerc cũng đã tư vấn B "đàm phán bằng mọi giá". Đám tay chân của B gồm chánh văn phòng Pierre Messmer và cố vấn Paul Mus, cũng tán đồng việc đàm phán với Việt minh. Tuy nhiên với hơn 1000 quân Pháp đã chết hoặc mất tích, tâm lý của dân Pháp Đông dương là chống Việt minh. Bảo đại coi như là phương án khả dĩ nhất. Nhưng Bảo đại khó đối trọng được với HCM trong lòng dân. Mặc dù có một số quan chức cũ ủng hộ, đại đa số nhân dân không ưa gì lối sống của ông Cựu hoàng này. Càng nghi ngờ về khả năng của ông có thể thống nhất được những lực lượng đối lập manh mún.

HCM vẫn kiên trì duy trì quan hệ mong manh với Pháp. Ngày 23/4, bộ trưởng ngoại giao Giám chuyển cho Bollaert thư của H đề nghị ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để vãn hồi hoà bình. Đang nghi hoặc, lại được một số quân sư thông báo rằng quân Pháp đang kiểm soát tình hình trên chiến trường, Bollaert đưa ra một loạt các điều kiện mà thực chất là đòi Việt minh đầu hàng trước khi đàm phán. Paul Mus được giao nhiệm vụ này nhờ mối quan hệ cũ với H. Ngày 12/5, Mus đã gặp Giám ở ngoại ô Hà nội sau đó là gặp H gần Thái nguyên. H lắng nghe rất lịch sự rồi trả lời: "Trong khối Liên hiệp Pháp, không có chỗ cho kẻ hèn nhát. Nếu tôi chấp nhận những điều kiện này, tôi sẽ là một người như vậy". H hiểu rằng Pháp không thể nuốt trôi việc phải từ bỏ các thuộc địa của mình. Cuối tháng, H ra lời kêu gọi kháng chiến mới, tuyên bố Pháp đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được cho hoà bình.

Hy vọng đàm phán của H bây giờ chỉ có thể dựa vào sự can thiệp của Mỹ (mà H và các đồng chí của mình không hề có thông tin). Trên thực tế, ngay sau khi sự kiện Hà nội, thứ trưởng Dean Archeson đã gọi đại sứ Pháp Henry Bonnet lên bày tỏ sự không hài lòng và đưa ra đề nghị Mỹ có thể trung gian hoà giải. Pháp thẳng thừng từ chối, nói dẹp loạn xong mới có thể đàm phán. Vài tuần sau, George Marshall được điều từ Trung quốc về thay James Byrnes ở chức ngoại trưởng. Marshall đã ra sức tìm cách hoà giải Quốc - Cộng nhưng thất bại, cuối năm 1946, nội chiến vẫn đã nổ ra. Marshall đã gửi một bức điện bày tỏ quan điểm chính thức đầu tiên của Washington cho đại sứ Caffery tại Paris. Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông dương và không muốn can thiệp, nhưng "chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ, các bằng chứng cho thấy Pháp (chủ yếu ở Sài gòn) ít hiểu biết về đối phương, vẫn còn cố bám lấy mô hình và cách suy nghĩ thực dân lạc hậu". Ngay sau đó, M lại cho thấy sự lưỡng lự: "Chúng ta không quên rằng H có những mối quan hệ trực tiếp với cộng sản và không muốn mô hình thực dân lại được thay thế bằng một tổ chức mới do Kremlin kiểm soát". Cuối cùng M cũng chẳng đưa được ra giải pháp nào, ngoài việc khuyên Pháp nên để ngỏ quan hệ và "hào phóng" hơn trong việc tìm giải pháp. Đó cũng là thái độ điển hình của Mỹ cho đến khi Truman rời nhiệm sở.

Cuối tháng 2, Marshall chỉ thị cho Sullivan tìm gặp các lãnh đạo Việt minh nếu có điều kiện. Chẳng phải đợi lâu, tháng 4, lãnh đạo Thanh niên tiền phong là Phạm Ngọc Thạch, mới được thăng chức thứ trưởng ngoại giao, đã liên lạc với cộng đồng doanh nhân Mỹ tại Thái. Thạch còn bí mật gặp gỡ đại tá William Law, tham tán quân sự tại đại sứ quán Mỹ. Thạch cũng trả lời bằng văn bản một số câu hỏi của Law và đại sứ F. Stanton. Về mặt chính trị, Thạch nói, mục đích của chính phủ là dân tộc chứ không phải cách mạng thế giới. Về kinh tế, chính phủ sẽ "tôn trọng việc phát triển quyền tự trị của tư bản cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài để tái thiết đất nước". Thạch cũng dự đoán, nếu không thoả thuận được VN sẽ sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh du kích có thể kéo dài đến 6 năm. Cùng thời điểm, H trả lời phỏng vấn một nhà báo Mỹ phủ nhận chính phủ của ông ta theo những nguyên lý của Marx. H còn hỏi, tại sao không thể áp dụng mô hình Philippin và ấn độ cho Việt nam 1

Các động thái này của Việt nam, cùng với việc Giám được bổ nhiệm làm ngoại trưởng đã làm các quan chức bộ ngoại giao Mỹ chú ý. Sullivan đề nghị được trực tiếp gặp Thạch ở Băng kok vì cho rằng H là người "rất giả dối". Marshall đồng ý, giao luôn nhiệm vụ tìm hiểu ảnh hưởng của Moscow đến Việt nam sâu đến mức nào. Nhưng cuộc gặp đã không bao giờ diễn ra. Stanton thông báo Thạch bất ngờ rời BK, 2 ngày sau Marshall cũng đề nghị huỷ vì Thạch đã đi mất và sợ phản ứng của Pháp. Ngày 8/5, Giám chính thức kêu gọi Mỹ công nhận chính phủ Việt nam để "nâng cao uy tín của mình và ổn định tình hình trong khu vực". Thạch gửi một thông điệp nữa đề nghị giúp đỡ về chính trị, kinh tế, văn hoá và trung gian hoà bình. Marshall đặt câu hỏi cho bộ máy ngoại giao của mình ở Hà nội, Sài gòn và Paris: quan điểm thực sự của H là gì? Những nhân vật hiếu chiến đáng ngờ như Chinh, Việt liệu sẽ có vai trò gì trong một chính thể Việt nam độc lập? Các phần tử không cộng sản có biết về thiên hướng cộng sản của Việt minh không? Họ có làm việc được cùng nhau không? Và cuối cùng là DRV liệu có chấp nhận "quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách hợp lý"? Sullivan đánh giá một cách thận trọng "tuy có ảnh hưởng cộng sản nhưng khó đủ để lái Việt nam vào phía Liên xô, mặc dù hiển nhiên là có xu hướng như vậy". Sullivan nhấn mạnh việc H ngần ngừ không công nhận mình là NAQ vì H muốn thương thảo với phương Tây. Sullivan kết luận: H mong muốn nhận được hỗ trợ và sẽ lái các chính sách của mình theo nguồn hỗ trợ đó. Các nhận xét khác thì bi quan hơn. Charles Reed miêu tả H là một tay "cơ hội" và "sẵn sàng xây dựng một quốc gia cộng sản, kể cả khi nhân dân không mấy người quan tâm đến cộng sản là gì". Đại sứ Mỹ tại Paris Caffery cũng cho rằng, tuy nhân dân Việt nam không ưa lắm chủ nghĩa cộng sản, "ít nghi ngờ là H có những quan hệ mật thiết với cộng sản".

Bollaert đã khá chân thành khi đề nghị các điều kiện hoà bình với Việt minh, bởi vậy khi bị từ chối, ông này vẫn tiếp tục tìm kiếm các phương án khác. Lúc đó, bộ trưởng chiến tranh Paul Coste-Floret vừa tuyên bố sau chuyến thị sát Đông dương: "vấn đề quân sự ở VN đã chấm dứt, chúng ta đã kiểm soát hoàn toàn tình hình". Được cổ vũ bởi tình hình chiến trường, B bắt đầu xem Việt minh chỉ là một trong nhiều những nhóm Việt nam đòi độc lập mà ông ta cần đàm phán. Nhận xét của Coste-Floret không phải không có lý. Việt minh không giữ được lâu thế trận họ có hồi đầu chiến tranh do ham đánh chính quy dẫn đến tổn thất lớn, thiếu vũ khí, thiếu phương pháp lãnh đạo chiến tranh du kích, đánh giá sai sự ủng hộ của nông dân. Các chính sách tàn bạo của Nguyễn Bình ở Nam bộ đã đẩy cả Cao đài và Hoà hảo sang phía Pháp.

Thừa thắng Valluy đề nghị tấn công vào sào huyệt của Việt minh, bắt sống HCM và chỉ khi đó mới bắt đầu đàm phán. Valluy đề nghị tăng quân lên đến trên 100,000 quân. Tại Paris lúc đó cũng không có phong trào phản chiến nào đáng kể. Có điều mọi người đều cho rằng cuộc chiến Đông dương chẳng qua cũng là cuộc cãi vã vớ vẩn ở góc nào đó của thế giới. Chính phủ Pháp đang nhức đầu với Madagascar và chỉ đồng ý tăng viện tí chút cho Valluy. Ông này phải chấp nhận lập kế hoạch tấn công với ít quân hơn rất nhiều so với yêu cầu.

Tháng 8, Việt minh gửi một thông điệp hoà bình rõ ràng bằng cách thay 2 vị trí bộ trưởng quan trọng: nội vụ và quốc phòng của Tôn Đức Thắng và Võ Nguyên Giáp bằng những phần tử ôn hoà hơn. Valluy và Bollaert được triệu về Paris để tư vấn. Tháng 9, Bollaert đưa ra đề nghị Việt nam thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp nhưng không nhắc gì đến độc lập hoàn toàn. Ngày 15/9, Giám trả lời: không thể có tự do nếu không nền độc lập hoàn toàn. Ba ngày sau, Bảo đại tuyên bố chấp nhận đàm phán với Pháp nhưng cũng đặt điều kiện là phải có độc lập và thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất mới được thành lập ở HK, cũng vội vã tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Bollaert. Dân Sài gòn đồn ầm lên là H đi đêm với Bảo đại.

7/10/1947, quân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt bắc. Do thiếu quân nên thay vì đánh cả từ hai phía bắc và nam, Pháp sẽ tấn công vào trung tâm và giành quyền kiểm soát toàn bộ thung lũng sông Hồng từ Hà nội đến Lao cai. Chiến dịch mang tên Léa do Salan chỉ huy, dự kiến sẽ tiến hành trong 3 tuần. Đầu tiên quân Pháp nhảy dù xuống Bắc cạn chiếm chỉ huy sở. Hai cánh quân một từ phía bắc, một sử dụng chiến xa từ phía tây Lạng sơn sẽ kẹp Việt minh ở giữa và hội quân ở Bắc cạn. Quân Pháp tiến nhanh nhưng H và các đồng chí đã kịp chạy vào rừng đến một căn cứ khác. Trên bàn làm việc của H còn điếu thuốc đang cháy dở và một số văn bản trình ký cho H. Quân Pháp tiếp tục càn quét khu vực nhưng rất ít khi gặp Việt minh. Salan tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ đường lên Cao bằng, tuyến phòng thủ cuối cùng của Việt minh đã bị phá huỷ. Việt minh bây giờ chỉ còn là: "những nhóm thổ phỉ bị cô lập, chỉ có thể tiến hành những hoạt động khủng bố". Có lẽ đây là một trong những nhận định sai lầm nhất trong toàn bộ cuộc chiến. Vì thực ra cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Không nghi ngờ gì là Việt minh đã phải rút lui nhưng các lãnh đạo Việt minh đã thay đổi chiến lược chiến tranh. Họ giải tán những đơn vị chính quy của mình thành những nhóm tuyên truyền vũ trang theo mô hình trước cách mạng tháng 8, từ bỏ những trận đánh "thông thường" tập trung vào chiến tranh du kích, thành lập những uỷ ban hành chính kháng chiến tại mỗi làng biến làng xã thành đơn vị phòng thủ và chỉ cung cấp quân cho trung ương khi cần thiết.

Từ khi quay lại Việt bắc tháng 12/46, H lại trở lại với nếp sống cũ tưởng đã kết thúc khi lên làm chủ tịch tháng 9/45. H có 8 người giúp việc, bao gồm cả vệ sĩ, giao liên và cấp dưỡng, ở trong một căn nhà sàn được chia làm 2. một bên là phòng của H, bên kia vừa là bàn họp, phòng ăn và ký túc xá. Cả hội nuôi một con chó săn, nhưng sau đó bị hổ vồ mất. H ăn uống đơn giản, cơm rau chấm nước mắm, thỉnh thoảng được bổ sung thêm thịt băm xào với ớt, muối, sả, gọi đùa là "thịt Việt minh". Nhiều khi thiếu lương thực, cả nhóm phải tự đào khoai, trồng sắn, trồng rau trên triền núi. Giường ngủ của H chỉ là cái màn và mấy bộ quần áo để sẵn. Khi có lệnh phải di chuyển, chỉ trong mấy phút là tất cả đã sẵn sàng. H mang mấy quyển sách và tài liệu trong một cái cặp, một đệ tử được phân chuyên trách chiếc máy chữ. H luôn dành thời gian để rèn luyện sức khoẻ, đặc biệt thích chơi bóng chuyền. Khi đội bạn lợi dụng cứ nhằm chỗ H mà bỏ nhỏ thì ông thường rất khoái trá: "các chú đánh được bác rồi". Khi vượt suối, luôn có người bên cạnh H. Tuy nhiên, theo một kẻ đào ngũ kể lại thì sức chịu đựng và dẻo dai của H hơn đa số các đồng đội trẻ của ông. H thường đùa: "bác là máy bay bà già cổ lỗ, còn các chú là phản lực". Cuộc sống dần dần ổn định hơn, quanh nhà có vườn hoa, vườn rau, sân bóng chuyền, xà kép, xà đơn. H còn mua các dụng cụ âm nhạc của đồng bào điạ phương và thỉnh thoảng tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ cho dân địa phương, giảng giải cho họ về cuộc sống dưới xuôi, phát thuốc chữa bệnh. Cuộc sống bình yên kết thúc mùa thu 1947, khi chiến dịch Léa bắt H phải sơ tán.

Sau chiến dịch Léa, cuộc xung đột rơi vào giai đoạn mà một nhà bình luận quân sự Pháp miêu tả là "sa lầy". Do ít quân, Valluy đành tập trung ở khu vực châu thổ để Việt minh có cơ hội lập khu giải phóng ở miền Trung kéo dài 200 dặm từ Faifo (Hội an) tới Mũi Varella (Phan thiết???). Tại Nam bộ, quân của Nguyễn Bình bị đẩy tít vào rừng sâu. Quân Pháp tiếp tục hành quân bình định những khu vực mới chiếm đóng để cô lập đối phương. Việt minh còn phải đương đầu ở phía Nam với một số nhóm du kích muốn trở thành "lực lượng thứ ba" giữa Việt minh và Pháp.

Trong bối cảnh, chiến dịch Léa không "đánh giập đầu" được Việt minh, các phần tử dân tộc quan tâm đến mặt trận chính trị và vai trò của Bảo đại. Tháng 12, Bảo đại gặp Bollaert tại Hạ long, không được kết quả lắm vì Bollaert không chịu làm rõ những quyền gì sẽ được chuyển giao cho nước Việt nam tương lai. Bảo đại ngần ngừ đã định ký vào tuyên bố chung, nhưng lại thôi vì thấy Mặt trận dân tộc thống nhất phản đối mạnh quá. Tháng 3/1948, Bảo gặp đại diện Mặt trận tại HK và đồng ý chỉ định Nguyễn Văn Xuân, người Nam bộ, công dân Pháp làm thủ tướng cho chính phủ lưu vong để có thêm con bài mặc cả với Pháp. Sau một hồi suy nghĩ, Bollaert đồng ý đàm phán với chính phủ tạm thời này. Tháng 6, hai bên gặp lại tại Hạ long và thống nhất thành lập Quốc gia liên hiệp Việt nam, trên nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt nam trong khối liên hiệp Pháp. Tuy nhiên cũng chẳng có gì quy định rõ ràng ý nghĩa của chữ "độc lập" cũng như quyền hạn của quốc gia này. Cũng không rõ việc thành lập Quốc gia này có thể ảnh hưởng gì đến cuộc chiến Việt minh - Pháp hiện tại.

Đối với Pháp, thoả thuận này là cái cớ tốt để tiếp tục xin viện trợ Mỹ. Mặc dù không hài lòng với cách giải quyết mâu thuẫn của Pháp, Mỹ cũng không có nhiều lựa chọn trước sự đe doạbành trướng của cộng sản Trung quốc và quan hệ càng ngày càng xấu đi với Matxcova. Marshall đã ra lệnh cho các viên chức Mỹ ở Đông dương làm tất cả những gì có thể để thổi "các nhóm dân tộc chủ nghĩa" làm suy yếu Việt minh. Mặc dù không ưa gì Bảo đại, Mỹ cũng coi thoả thuận này là một "bước tiến" và cảnh báo nếu Pháp "không thực thi độc lập và thống nhất cho Việt nam thì có thể mất cả Đông dương", ngược lại Mỹ sẽ xem xét lại chính sách để có thể viện trợ trực tiếp cho Pháp ở Đông dương. Tháng 1/1949, cuối cùng Pháp nhượng bộ để Bảo đại ghép Nam bộ và trong Quốc gia liên hiệp và ngày 9/3 tại Paris hai bên đã ký hiệp định. Pháp công nhận Việt nam độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp. Quốc gia mới sẽ có ngoại giao, tài chính và quân đội riêng. Một số quy định hạn chế là hiệp định phải được quốc hội Pháp thông qua, các điều kiện của thành viên Liên hiệp và tình hình chiến tranh ở Việt nam. Những trở ngại này hoá ra là quá lớn.

Tháng 1/1948, Việt minh tuyên bố kết thúc giai đoạn "phòng ngự" để chuyển sang "cầm cự ". Lãnh đạo Đảng cho rằng cần phải huy động nhân dân Lào, Cambodia vào cuộc chiến để phân tán quân Pháp. Một tài liệu của Đảng đã viết: "Nếu người Anh coi sông Ranh là tuyến phòng ngự thứ nhất của họ trong thế chiến 2 thì Việt nam cũng coi Mekong ở vị trí tương tự". Trường Chinh đã viết trong một bài báo năm 1947: "Nếu địch đánh phía trên, ta sẽ đánh chúng từ phía dưới. Nếu chúng đánh ở miền Bắc, ta sẽ trả lời ở miền Trung hoặc Lào, Cambodia. Nếu địch thò chân vào căn cứ , ta sẽ đánh vào thắt lưng và hậu phương chúng cắt đường tiếp viện". Các cán bộ đảng ở địa phương được chỉ thị liên lạc với Lao Issara và Khme Issarak và tìm cách lái các tổ chức này theo Việt nam. Tuy nhiên, chỉ thị nói tiếp, cần phải rất cẩn thận, không để cho bạn bất mãn vì sự thống trị của Việt nam.



Bóng mây đen duy nhất che phủ hy vọng của Việt minh là việc Mỹ sẽ nhảy vào cuộc chiến thông qua viện trợ trực tiếp cho Pháp ở Đông dương nếu Hiệp định Elysee được phê chuẩn. Vietminh cần phải có đồng minh mới có thể đứng vững được. Nga thì ở xa và có vẻ không quan tâm gì, có vẻ như Trung cộng là lựa chọn duy nhất. Quan hệ với CCP mới được khởi động lại từ mùa xuân 1947. H và Chu An Lai có điện qua điện lại cho nhau, trao đổi thông tin. Tại vùng biên giới, các đơn vị của hai bên cũng đã hợp tác với nhau lập ra Trung đoàn độc lập, chủ yếu là người Tày, Nùng, đánh Pháp ở vùng biên giới. Tại Trung quốc, Bát lộ quân đang thắng thế và tiến xuống phía Nam. Pháp lo lắng. Salan (thay Valluy chỉ huy quân viễn chinh ở Đông dương FEF) đề nghị mở các cuộc tấn công để củng cố biên giới trước khi cộng sản thắng thế ở Trung quốc.

Trong đề nghị xin quân để mở cuộc tiến công mới, Salan đã không tiếc lời chỉ trích chính phủ thờ ơ. Ngay lập tức tháng 4 năm đó, lấy cớ Salan còn trẻ và thiếu kinh nghiệm Paris đã cử tướng Blaizot sang thay. Leon Pignon cũng được cử sang thay Bollaert. Hai ông này không thống nhất được với nhau về kế hoạch quân sự tấn công lên Việt bắc. Để hoà giải, tháng 5/1949 Paris cử tướng Revers sang thị sát. Ông này có ý kiến khá bi quan về cả 2 lĩnh vực quân sự lẫn chính trị, không tin tưởng gì chính phủ tham nhũng của Bảo đại. Revers cũng đề nghị chức danh Cao uỷ Pháp phải quyết cả chính trị lẫn quân sự. Nhưng ông cũng nghi ngờ về thắng lợi quân sự, theo ông khả thi nhất là cải thiện tình hình để dễ đạt được thoả thuận. Revers gợi ý quân Pháp củng cố vùng Bắc bộ cho đến khi Mỹ đưa quân tham chiến trực tiếp. Do không đủ quân rải khắp biên giới, Revers đề xuất chỉ bảo vệ đoạn từ Lạng sơn đến Thất khê và rút quân khỏi các vùng biên giới khác. Mùa xuân 1949, PLA vượt sông Dương tử, tiến về phía Nam. Cộng sản chuẩn bị lập chính phủ ở Bắc kinh. Tưởng đang lập kế hoạch di tản sang đảo Đài loan. Các nguồn tình báo bắt đầu thông báo về sự có mặt của PLA tại biên giới. Có tin cho rằng, PLA đã chiếm Móng Cái vào cuối tháng 3, sau đó mới rút đi. Cũng có tin cho rằng Giáp đã ký thoả thuận về hợp quân tại vùng biên giới vào tháng 4. Một nguồn tin Mỹ nói đài phát thanh của Việt minh thông báo PLA đã đến biên giới và đang hỗ trợ "một cách quan trọng" cho Việt minh. Tại một cuộc họp gần Vinh vào thời điểm này, H đã tuyên bố chuẩn bị để mở cuộc tấn công trên biên giới thông đường với Trung quốc. Việc Trung cộng thắng thế hiển nhiên là tin tức tốt lành cho Việt minh. Nhưng H cũng thừa hiểu rằng, bất kỳ một sự "a dua" công khai nào với Trung quốc sẽ tạo cớ để Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt nam và làm lợi cho những lực lượng đối lập thù địch. Tháng 3/1949, H phủ nhận là đã có một thoả thuận với Trung quốc, nói rằng đó là "tin đồn của bọn thực dân". Khi trả lời một phóng viên Mỹ cũng trong tháng đó, H nói Việt nam sẽ tự giành được độc lập, còn luận điệu cộng sản đảng "khống chế Việt minh" là "trò tuyên truyền của Pháp". Tháng 8/1949, H tuyên bố, mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng dân chủ mới của TQ là TQ, dân chủ mới ở VN sẽ là của VN. Việc Pháp công nhận Quốc gia Liên hiệp của Bảo đại cũng là thách thức mới. Washington bây giờ không còn phải đoán ý Pháp nữa và sẽ có thể quyết định dính líu trực tiếp tới chiến tranh Đông dương. Tháng 6/49, H thừa nhận với một phóng viên Indonesia là Việt minh có thể vẫn muốn đàm phán với Pháp trên cơ sở độc lập và thống nhất dân tộc. Tuy nhiên những thắng lợi cuối cùng của Bát lộ quân vào mùa hè năm đó đã thuyết phục các lãnh đạo Đảng là có thể thành công bằng con đường quân sự. Ngày 9/7, Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Bảo đại là "bù nhìn của bọn xâm lược". Tình báo Pháp thu nhặt được một số thông tin về việc Giáp ra lệnh cho quân sĩ chuẩn bị chuyển sang Tổng phản công.

Giữa tháng 8, chính phủ Việt minh chính thức kêu gọi chính quyền mới ở TQ giúp đuổi quân Pháp. H cử hai đại diện đi Bắc kinh để chào mừng Mao và nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến thắng này đối với nhân dân châu á. Sau đó ít lâu, H quyết định đích thân sẽ đi Bắc kinh để thắt chặt mối quan hệ. Hai đại biểu Việt minh đến vào giữa tháng 10. Chính phủ mới ra mắt vào ngày 1/10 tại quảng trường Thiên An Môn và đang suy nghĩ về vai trò tương lai của mình trên trường quốc tế. Mặc dù Mao tuyên bố "sẽ nghiêng" về Liên xô nhưng Mỹ vẫn còn đại diện ngoại giao và vẫn hy vọng tránh được cuộc khủng hoảng ngoại giao. Quan điểm chính thống của TQ được Lưu Thiếu Kỳ phát biểu tại đại hội Công đoàn toàn quốc vào tháng 10. Lưu nói, TQ sẽ giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc tại châu á, đặc biệt là Đông dương và Malaysia. Ngày 25/11, báo chí TQ đăng "Việt nam và Trung quốc trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc". Đến lúc đó, tất cả các nước cộng sản đều đã công nhận ngoại giao TQ. Tháng 12/1949, dưới ảnh Stalin, Mao, và H, Trường Chinh đã đọc báo cáo tại hội nghị công đoàn, tuyên bố Việt nam đi theo chế độ mới của TQ về chính trị và tư tưởng. H gửi thư đến hội nghị nhấn mạnh "công nhân sẽ là giai cấp lãnh đạo xã hội"

Giữa tháng 12, Mao lên đường đi Matxcova, mà chưa có kế hoạch gì cụ thể với đề nghị của Việt minh ngoài việc Lưu đã nói chuyện để gửi Luo Quibo, một cán bộ bộ tổng tham mưu sang VN 3 tháng để nắm tình hình. Ngày 24/12, khoảng 1 tuần sau khi Mao đi, Lưu triệu tập bộ chính trị để bàn về tình hình Đông dương và đưa ra chiến lược. Ngày hôm sau, Lưu điện cho lãnh đạo Việt nam là sẽ gửi đoàn đại biểu sang đánh giá tình hình và cũng mời chính thức phía Việt nam sang thăm Trung quốc. Trước khi Lưu nhận được điện trả lời, đoàn VN đã lên đường đi bộ xuyên rừng. Mặc dù Bắc kinh được thông báo trưởng đoàn là cục trưởng hậu cần Trần Đăng Ninh, thực chất H chính là người dẫn đầu đoàn. H vẫn mặc bộ kaki thường ngày, sử dụng bí danh là Định. Đoàn rời Tuyên quang ngày 30/12, đến Jingxi ngày 16/1/1950 và được PLA hộ tống đến Nam ninh. Tại đây, H được tin Trung quốc đã công nhận ngoại giao Việt nam dân chủ cộng hoà, 4 ngày sau khi DRV tuyên bố tại Băng kok là đại diện duy nhất của nhân dân Việt nam. Nghỉ ngơi một chút, cả đoàn lên tàu đến cảng Vũ hán trên sông Dương tử. Vài ngày sau, đoàn đến Bắc kinh và được xếp ở Trung Nam Hải, khu biệt thự ở phía tây cấm thành. H được gặp lại bạn cũ là Hoàng Văn Hoan, từ châu Âu đến dự Đại hội công đoàn nhưng bị muộn. Trưởng đoàn đón tiếp H là tướng Chu Đức, chiến hữu của Mao, để bàn về các nội dung quân sự chắc chắn sẽ được đề cập đến. M cũng gửi điện về hỏi thăm và chúc mừng DRV gia nhập hệ thống XHCN. Trong bữa tiệc chiêu đãi đoàn, Lưu đề nghị với đại sứ Nga Roshin là H cần được gặp trực tiếp Stalin để báo cáo tình hình. Không ngờ S đồng ý. Ngày 3/2, H cùng với Ninh và Chu Ân Lai lên tàu đi Matxcova. Hoan ở lại để chuẩn bị mở đại sứ quán 2.

Từ cuối thế chiến 2, Nga xô có vẻ như chẳng quan tâm gì lắm đến số phận của cách mạng Việt nam. Trong một phát biểu nổi tiếng tháng 9/1947, một thân cận của Stalin là Andrey Zhdanov đã tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc, ngụ ý là Nga ủng hộ tất cả các lực lượng dân tộc tư sản đấu tranh đòi độc lập tại các thuộc địa. Nhưng sang đầu 1948, Nga lại thay đổi thái độ, tỏ ra cực đoan hơn. Trong tuyên bố của mình tại Hội nghị thanh niên Calcuta, Nga đã chỉ thị cho các đảng cộng sản từ bỏ liên hiệp với các đảng dân tộc, để tự giành chính quyền. Chính sách thiển cận này đã trở thành thảm hoạ tại Đông ấn thuộc Hà lan khi cuộc khởi nghĩa của cộng sản bị dìm trong máu. Các đảng dân tộc trong khu vực cũng thẳng tay loại cộng sản ra khỏi các mặt trận liên hiệp. Chính sách thù địch đối với các lực lượng tư sản dân tộc này chính là quan điểm của Stalin, qua những bài học rút ra từ cuộc hợp tác Quốc-Cộng tại Trung quốc. Từ lâu Stalin cũng đã nghi ngờ sự trung thành của H, nhất là thái độ cầu thân của H với Mỹ trong những tháng sau cuộc chiến Thái bình dương. Stalin càng nghi ngờ hơn khi ICP đùng đùng tuyên bố tự giải tán. Năm 1947, Nga công nhận ngoại giao Indonesia của Sukarno nhưng lờ đi Việt nam vì cho rằng VN khó có thể thắng được Pháp. Trong những năm đầu của cuộc chiến, VM cũng chẳng có quan hệ trực tiếp gì với Nga. Cho đến năm 1949, đoàn đại biểu cộng sản Pháp, được cho là do Nga chỉ đạo, đến thăm Đông dương để đánh giá tình hình. Tháng 8 năm đó, H gửi thư trực tiếp cho Stalin, cám ơn Nga đã giúp đỡ CCP và hỗ trợ cho Liên đoàn lao động quốc tế 3. Thái độ của Stalin được thể hiện rõ trong chuyến thăm của H. Trong hồi ký của mình, Nikita Khrushchev, miêu tả thái độ của Stalin với H là "khiêu khích và xúc phạm". Ngày 14/2, H tham dự lễ ký hiệp ước hữu nghị Nga - Trung và đề nghị Stalin ký hiệp ước tương tự với Việt nam. Stalin chối phắt, lấy cớ là chuyến đi của H là chuyến đi bí mật. Khi H đề nghị kiếm một chiếc trực thăng lượn vài vòng rồi hạ xuống đâu đó với nghi lễ đàng hoàng, Stalin đã trả lời: "người phương đông các ông thật giàu trí tưởng tượng!". HCM đã làm mọi cách để lấy lòng vị chủ nhà độc đoán. Tan một cuộc họp, H đã tiến tới xin chữ ký của Stalin trên cuốn tạp chí "Liên xô đang xây dựng", Stalin đã ký, nhưng sau đó lại ra lệnh cho đệ tử thu hồi lại vì lỡ ký nhầm. Khi đã thu lại được cuốn tạp chí, Stalin đã đem ra đùa với các đồng hữu: "H chắc vẫn đang đi tìm cuốn tạp chí, nhưng ông ta làm sao tìm được". Dù sao những cố gắng của H cũng có được kết quả, ngày 30/1/1950, Nga xô tuyên bố công nhận ngoại giao với DRV. Tuy nhiên Stalin chưa bao giờ hết nghi ngờ về tư tưởng chính thống của H. Nhiều nguồn tin Việt nam kể rằng trong một cuộc gặp gỡ giữa hai bên năm 1952, Stalin đã đưa ra 2 chiếc ghế và nói: "đồng chí H, một chiếc là dành cho người dân tộc chủ nghĩa, một cho người quốc tế chủ nghĩa, đồng chí sẽ ngồi ghế nào?", H đã trả lời: "Tôi muốn ngồi trên cả hai"4.

Tại sao Stalin lại quyết định công nhận DRV mặc dù vẫn còn nghi ngờ H? Theo các nguồn Trung quốc, cuộc đàm phán với Mao là nguyên nhân chính. Sau hiệp định Yalta, Nga chiếm một vùng lớn đất đai của TQ mà Mao rất muốn đòi lại. Stalin sợ rằng TQ có thể vì tức giận mà đi theo Mỹ nên tìm cách xúi giục TQ theo đường lối cực đoan gây gổ với Mỹ, chặt đường quan hệ Trung Mỹ. Trong một cuộc gặp tay ba tại Matxcova, Stalin đã khuyến khích Mao cầm đầu cách mạng tại châu á. Stalin hứa với H: "sẽ quan tâm đến Việt nam như TQ. Các đồng chí có thể tin vào chúng tôi, đặc biệt bây giờ, sau chiến tranh, chúng tôi có vô khối nhu yếu phẩm, phương tiện và sẽ chuyển cho các đồng chí qua đường TQ. Tuy nhiên vì điều kiện địa lý tự nhiên, TQ mới là người đỡ đầu chính. TQ thiếu gì, chúng tôi sẽ cung cấp". Mao hùa theo: "Cái gì TQ có mà VN cần, chúng tôi sẽ cung cấp" 5.

Ngày 17/2 H cùng với Chu và Mao lên tàu về Bắc kinh. Cả hai đều đã giành được một phần lợi ích, nhưng không phải dễ dàng. Sau này Mao kể lại: "lấy được cái gì đó từ Stalin chẳng khác gì giằng miếng thịt ra khỏi miệng hổ" . Ngày 3/3 tàu về đến BK. Mao mở tiệc chiêu đãi H tại Trung Nam Hải với tất cả các quan chức cao cấp của TQ tham dự. Trong cuộc đàm phán chính thức sau đó, PRC đồng ý đảm nhận an ninh tại biên giới và cho phép VN mở lãnh sự tại Nam ninh và Côn minh. H chỉ định Hoàng Văn Hoan làm đại sứ đầu tiên tại TQ và quyết định chuyển trụ sở hải ngoại của Đảng đang ở Bangkok về TQ. Ngày 11/3, H lên đường về nước.

H có thể hài lòng về chuyến đi của mình. Ông đã giành được sự công nhận ngoại giao của hai cường quốc XHCN chính và lời hứa sẽ giúp đỡ về quân sự và kinh tế. Việt minh sẽ không phải chiến đấu đơn độc. TQ cũng có lợi. Mao rất tin rằng chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ lúc nào dọc biên giới TQ không chỉ ở Triều tiên. Có được VN làm lá chắn phía nam là cực kỳ quan trọng.

H đã không nhầm khi lo rằng việc chơi thân với Nga và TQ sẽ làm cho Mỹ điên lên. Liên tiếp hai sự kiện TQ và Nga công nhận ngoại giao DRV đã ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ. Trước đó năm 1949, quyết định của Pháp lựa chọn Bảo đại để đối trọng với Việt minh làm Mỹ không hài lòng. Các quan chức Mỹ cho rằng vị cựu hoàng này không có cá tính và không được nhân dân ủng hộ. Có tin đồn là Mỹ đã tiếp cận môi giới HCM liên minh với Bảo đại, thậm chí là hai bên đã gặp nhau. H lập tức lợi dụng luôn, trả lời phỏng vấn của phóng viên Mỹ Harold Isaacs: tôi đã bảo tôi không phải là cộng sản, DRV không phải là vệ tinh của Nga xô mà là chính phủ đoàn kết dân tộc rộng rãi. Chắc là những tin đồn này có ít phần sự thật. Mặc dù Dean Archeson không ưa gì Bảo đại, nhưng ông này còn nghi H hơn, nhất là thái độ "cộng sản dân tộc" kiểu Tito. Dean nói: "cộng sản hay dân tộc chủ nghĩa chỉ có ý nghĩa hàn lâm. Tại các nước thuộc địa, tất cả cộng sản đều là những người dân tộc. Khi lên nắm chính quyền, những quan điểm cực đoan Stalin của họ mới lộ ra". Cuộc cãi vã trong bộ ngoại giao Mỹ về việc có công nhận Bảo đại hay không kéo dài cho đến cuối năm 1949. Dean Archison, vốn là một người châu Âu, không muốn làm Pháp giận dữ. Raymond Fosdick, thành viên chủ chốt của nhóm cố vấn tổng thống về chính sách châu á thì cho rằng thí nghiệm Bảo đại không có nhiều cơ may thành công. Tuy H cũng không phải là lựa chọn hấp dẫn, nhưng nếu nhìn vào quan hệ lịch sử phức tạp giữa TQ và VN, có cơ may là Mỹ sẽ có lợi thế hơn bây giờ. Quan điểm của Fosdick tất nhiên là chìm ngỉm ở một thành phố mà chiến tranh lạnh đã gõ cửa. Sau khi PRC ra đời, Truman bị đả kịch liệt vì không làm gì để ngăn chặn làn sóng đỏ. Tháng cuối cùng năm 1949, Mỹ vẫn chưa quyết hy vọng là Pháp sẽ trao nhiều quyền tự quyết hơn cho Việt nam. Nhưng đầu năm 1950, tình hình biến chuyểni, TQ chính thức giúp đỡ Việt nam đã làm thay đổi cán cân lực lượng. Đầu tháng 2, Mỹ công nhận chính phủ Bảo đại. Anh và một số nước châu Âu theo đuôi ngay nhưng đa số các nước châu á lại đứng ngoài. Ngày 10/3 Truman quyết định viện trợ quân sự $15m cho Đông dương và $10m cho Thái lan. Nhà trắng cũng bắt đầu lên kế hoạch cử đoàn cố vấn sang Đông dương để xác định làm thế nào có thể quản lý chương trình một cách hữu hiệu.

Đoàn đại biểu TQ do Luo Guibo đến biên giới Việt nam ngày 26/2/1950 và được Giáp cùng với Hoàng Văn Thái nghênh đón và đưa về căn cứ địa Việt bắc. Trường Chinh, lãnh đạo đảng khi H đi vắng cũng đã tiếp đoàn 6. Ba tuần sau khi H lên đường, Chinh đã chủ trì Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 để bàn kế hoạch tổng phản công. Chinh phấn khích tuyên bố, với sự thành lập của nước Trung hoa mới "chúng ta đã không bị cô lập, đã mở được đưòng ra thế giới. Đằng sau chúng ta là một đồng minh hùng mạnh". Ngày 21/2, đảng kêu gọi tổng động viên: tất cả ra tiền tuyến, tất cả cho chiến tranh nhân dân, tất cả cho chiến thắng. Giáp cũng có bài phát biểu dài tại hội nghị. Giáp nhấn mạnh mặc dù tình hình thế giới đang diễn biến có lợi cho ta và ta nhất định sẽ thắng, nhưng quân Pháp vẫn chiếm ưu thế trên toàn cục. Cuộc tổng phản công sẽ không phải là một chiến dịch đơn lẻ mà là một chuỗi các trận tấn công trên nhiều điểm khác nhau của Đông dương, đẩy cán cân lực lượng dần dần nghiêng về Việt minh.

TQ bắt đầu viện trợ thiết bị quân sự cho Việt nam vài tháng sau đó. Đoàn cố vấn Trung quốc (CMAG) do tướng Vi Quốc Thanh chỉ huy cũng đã đến Việt bắc và bắt đầu huấn luyện chiến lược, chiến thuật cho VLA. Trước khi đi, đoàn đã được Lưu Thiếu Kỳ dặn dò: "nếu các đồng chí không giúp được đuổi kẻ thù ra khỏi Đông dương, thì TQ cũng sẽ gay go". Những đơn vị chính quy đầu tiên của Việt nam cũng được gửi sang Vân nam huấn luyện vào tháng 4/1950. Thiết bị quân sự, chủ yếu là chiến lợi phẩm của Nhật và Mỹ được chở theo đường biển từ cảng Yulin, phía nam đảo Hải nam. Hai bên thoả thuận là TQ sẽ không đưa quân tham chiến trực tiếp trừ khi Việt minh bị đe doạ tiêu diệt. Bắc kinh cũng yêu cầu giữ kín để tránh làm xấu quan hệ với Pháp. Nhưng lo lắng này bằng thừa vì Pháp đã được thông tin đầy đủ về chuyến đi của H và những hậu quả của nó. Đến tháng 9/1950 đã có khoảng 20,000 quân được huấn luyện và trang bị ở TQ. Đa số họ được biên chế vào sư đoàn 308. Hai trường chính trị được mở tại Nam ninh và Kaiyuan ở Vân nam, mỗi khoá 6 tháng. Luo và Vi thường xuyên gặp gỡ với lãnh đạo Việt minh. Việt minh cũng không che dấu tầm quan trọng của mối quan hệ với TQ. Tháng 8, khi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Andrew Roth, H thừa nhận ảnh hưởng của TQ và phong trào giải phóng Việt nam đang chuyển mình theo mô hình của TQ. Phong trào học tập kinh nghiệm kháng Nhật, chống Tưởng của PLA được phát động rộng khắp ở Việt bắc. Tài liệu được dịch, in và phân phối cho tất cả sĩ quan, binh lính. Các lớp học được mở thường xuyên để thảo luận làm cách nào áp dụng những kinh nghiệm đó vào điều kiện Việt nam. Tất nhiên là Việt minh chỉ giả vờ là mới "bất ngờ" phát hiện ra sự hay ho của Trung cộng. Ngay từ lời kêu gọi kháng chiến năm 1946, H đã xác nhận là Việt nam sẽ áp dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Mao. Đầu năm sau, Trường Chinh đã viết bài ngắn Kháng chiến nhất định thắng lợi , trích dẫn rất nhiều từ những bài viết của Mao về chiến tranh du kích. Bản thân bút danh của Chinh cũng thể hiện sự ngưỡng mộ cách mạng Trung quốc (tên của một chiến dịch nổi tiếng của Bát lộ quân). Tuy nhiên Chinh cũng đã chỉ ra một số điểm không thể áp dụng: Việt nam nhỏ hơn và không có khả năng xây dựng vùng giải phóng rộng lớn ở phía bắc TQ trong cuộc chiến kháng Nhật. Việt nam cũng sẽ phải đặc biệt chú trọng đến mặt trận ngoại giao mà các đồng chí TQ hoàn toàn không quan tâm.

Nhưng ảnh hưởng TQ không dừng lại ở lĩnh vực quân sự mà lan sang các vấn đề đối nội và tổ chức đảng. Từ hội nghị 8 tại Pacbo năm 1941, đảng chủ trương ưu tiên đấu tranh chống đế quốc theo kế hoạch mà H đã du nhập từ những năm 1920. Giai đoạn đầu là giải phóng dân tộc, đảng sẽ phải thu mình để đoàn kết dân tộc và tránh sự can thiệp của các thế lực chống cộng bên ngoài. Sau đó mới dần chuyển sang cách mạng XHCN. Bây giờ, các đồng chí Trung quốc nghĩ khác và tư vấn tổ chức lại đảng theo mô hình TQ, khi mà giai đoạn một sẽ chuyển ngay sang giai đoạn hai là cách mạng xã hội phản phong. Những ảnh hưởng của quá trình này thể hiện rõ nét trong Hội nghị toàn quốc lần thứ 3, khi đảng quyết định sẽ nhấn mạnh hơn vấn đề giai cấp trong mặt trận thống nhất, cũng như đưa đảng trở lại công khai. Hành động này sẽ gộp DRV vào cùng một phe với chính phủ mới của TQ cũng như những "nền dân chủ nhân dân" ở Đông Âu, tuy nhiên chắc chắn sẽ làm việc đạt được thoả thuận với Pháp trở nên phức tạp cũng như giúp Mỹ có cớ can thiệp trực tiếp.

Vai trò của H trong việc chuẩn y thay đổi đường lối này đến đâu là một câu hỏi lớn? Đặc biệt trong bối cảnh H vắng mặt tại Hội nghị 3. Từ những năm 20, quan điểm rõ ràng của H là cách mạng hai giai đoạn. Trong giới cộng sản quốc tế và ngay cả giữa các đồng nghiệp cũng luôn luôn có sự nghi ngờ về lòng trung thành của H với những quan điểm giáo điều của Bắc kinh và Matxcova. Suốt mùa đông 1949-1950, nhiều bài báo dựa trên thông tin của bọn đào ngũ đã đưa tin về việc Stalin ra lệnh thay thế H bằng Chinh vì H không chịu tuân lệnh Matxcova. Cũng có tin đồn là đoàn đảng CS Pháp do Léo Figueres đến Việt bắc tháng 3/1950 để khôi phục lại vai trò lãnh đạo của đảng như đội tiên phong của cách mạng Việt nam 7. Có thể cho rằng H không hào hứng lắm trong việc chấp nhận đường lối mới, nhưng H thừa hiểu rằng sự can thiệp của Mỹ là không thể tránh khỏi và chỉ có dựa vào Nga xô và Trung cộng, Việt minh mới có thể chiến thắng. Như mọi khi, H sẵn sàng điều chỉnh và biến hoàn cảnh mới thành có lợi cho mình. Với nghệ thuật "lay động" các ân nhân bằng cách như nuốt lấy từng lời khuyên cũng như kinh nghiệm của họ, H đã gửi thư ca ngợi chính phủ mới ở TQ và thừa nhận là đảng và chính phủ mình chẳng có cách nào khác là học theo mô hình các đồng chí TQ. Không phải ngẫu nhiên mà H bắt đầu thử nghiệm tập thể hoá nông nghiệp vào cuối năm 1950. Từ mùa xuân năm 49, các nhà chiến lược của đảng đã chỉ ra rằng phải kiểm soát được biên giới, mở đường tiếp tế từ TQ mới có thể nói đến chuyện tổng phản công. Về phần mình tướng Pháp là Blaizot quyết định bỏ phía bắc Lạng sơn và tập trung kiểm soát vùng từ Lạng sơn đến vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên cho đến hè năm 50, kế hoạch này cũng chưa được triển khai đến nơi đến chốn. Kết quả là quân Pháp bị căng ra trên một tuyến những đồn cô lập dọc đường 4 từ Móng cái đến Cao bằng.

Vào tháng 4/49 VM quyết định sẽ tấn công cánh tây trước, nhưng đến tháng 7/50, ban thường vụ lại quyết định chuyển sang cánh phía đông, có đường thâm nhập đồng bằng sông Hồng dễ dàng hơn. H phát biểu, chỗ này "dễ giữ khi rút, dễ đánh khi tấn công". Giáp được bổ nhiệm chỉ huy chiến dịch. TQ cử tướng Trần Canh, chuyên gia gỡ rối của Bát lộ quân đến Việt bắc để giúp Việt minh lên kế hoạch. H dặn Giáp "chiến dịch này cực kỳ quan trọng. Chúng ta không được thua!"và hứa sẽ trực tiếp thị sát chiến trường cùng với Trần Canh. Giữa tháng 9, hơn 8000 quân Việt minh tấn công Đông khê. Tình báo Pháp kinh ngạc thấy VM lần đầu tiên được tổ chức thành trung đoàn, có sử dụng bazoka, súng phóng lựu và tiểu liên. Quân Pháp rối loạn và rút chạy để lại hàng trăm xác chết và hàng chục ngàn tấn vũ khí. Quân ứng viện từ Cao bằng lên cũng chịu số phận tương tự. Tướng Marcel Carpentier chỉ huy quân Pháp trên mặt trận đã ra lệnh rút khỏi tất cả các đồn dọc tuyến biên giới, trừ Móng cái. Tại Hà nội, cao uỷ Léon Pinon rất phẫn nộ và miêu tả Carpentier là "bị động và chỉ biết phòng thủ...rõ ràng là không có khả năng lãnh đạo tối cao" và thay thế ông này. Tuy nhiên mọi việc đã quá muộn. Đến cuối tháng 10, toàn bộ khu biên giới rộng lớn phía bắc châu thổ sông Hồng đã về tay Việt minh. Người Pháp hoảng loạn, thông báo hơn nửa dân Hà nội theo Việt minh và chuẩn bị sơ tán anh em bà con khỏi Hà nội. Các tướng Pháp không bao giờ có thể lừa dối mình về chiến thắng quân sự cuối cùng được nữa. Donal Heath, vừa mới đến Sài gòn với tư cách đại diện của Mỹ tại Quốc gia liên hiệp cũng cảnh báo rằng tình hình ở Bắc bộ là bi đát. Ông này cho rằng, chính phủ liên hiệp thì vừa lười biếng vừa không được dân ủng hộ, Bảo đại thì thiếu động cơ và cũng không có khả năng lãnh đạo. Heath cũng dự báo là TQ sẽ không can thiệp trực tiếp trừ khi Việt minh bị đe doạ tiêu diệt.

Vai trò của cố vấn TQ trong chiến dịch biên giới cũng gây tranh cãi sau này. Hoàng Văn Hoan cho rằng, chính Trần Canh đã tư vấn H đánh Đông khê và chỉ bao vây Cao bằng, cố vấn TQ cũng được H bố trí vào tất cả các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Giáp thì kiên quyết rằng chính ông đã tự lực đi đến quyết định đánh Đông khê, và sau đó cả Trần Canh lẫn H đều đã phê duyệt kế hoạch này. Dù sự thật thế nào đi nữa, sau chiến dịch, Trần Canh được rút về và điều sang mặt trận Triều tiên. Trước khi về, Canh đã viết một báo cáo phê phán khá gay gắt khả năng chiến đấu của Việt minh. Theo Canh, lính VM thì không có kỷ luật, không có kinh nghiệm chiến đấu và chưa sẵn sàng cho những trận đánh lớn, chỉ huy VM thì không nắm được khả năng của lính, hay giấu những tin tức xấu. Các nhà chiến lược của VM thì đang phấn khởi với kết quả tốt hơn mong đợi của chiến dịch biên giới và bàn đến việc tổng phản công vào trung tâm của châu thổ sông Hồng. Mặc dù H vẫn thận trọng phê phán mấy viên tướng nóng đầu là tổng phản công, cũng như phụ nữ có mang, phải đủ ngày đủ tháng mới có thể tiến hành, không khí lạc quan bao trùm. Giáp dự kiến trong năm sau sẽ tấn công tại 3 điểm đồng bằng: phía bắc tại Vĩnh Yên, phía đông tại Mạo kê và phía nam dọc theo sông Đáy. Nếu thành công sẽ bắt đầu giai đoạn 2 tấn công thẳng vào thủ đô. Đài phát thanh Việt minh dự báo năm sau H sẽ ăn Tết tại Hà nội. TQ hứa sẽ cung cấp đầy đủ vũ khí và các phương tiện chiến tranh. Nếu đảng không lạc quan tếu trong những dự báo của mình, có vẻ như cuộc chiến đã đến hồi kết.

--------------------------------
1
Phóng viên phỏng vấn H là Harrie Jackson của AP. Những phiêu lưu của Thạch ở BK được ghi chép trong cuốn "Improbable Opportunity: America and DRV's 1947 initiative" của Mark Bradley. Trong báo cáo ngày 17/4 Stanton nói đã nhận được của Thạch 2 bức thư. Bức thứ nhất gửi ngày 12, miêu tả cuộc xung đột Đông dương và được copy cho Sullivan. Ngày 24, Stanton thông báo, Thạch thừa nhận với Law rằng Việt minh rất thất vọng về các đồng chí ở FCP đã ủng hộ Pháp khởi chiến. Thạch miêu tả Mỹ như người bảo vệ Hiến chương Đại tây dương và khả dĩ nhất có thể mang lại hoà bình.
2
Theo Luo Guibo "Lishi" p 151-53, thông tin giữa hai chính phủ chủ yếu do giao liên thực hiện. Cũng có thực hiện điện báo vài lần nhưng rất hay trục trặc. Theo Gras Histoire de la guerre, quân TQ đi hộ tống đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra Định chính là H, và đã vội vàng báo về TƯ.
3
Bức thư của H được đài phát thanh Matxcova phát ngày 29/8/1949. Theo cuốn Autobiographie của Georges Boudarel, một quan chức ngoại giao Mỹ kể lại khi dự một bài giảng tại Nga ngày 23/2/1950, ông này được giảng viên thông báo, đảng Việt nam là một đảng kiểu mới và đang trên đường trở thành đảng Marxist.
4
Phỏng vấn Đỗ Quang Hưng tại Hà nội, 15/12/1990.
5
Theo Guibo "Lishi", p161, Stalin giải thích quan điểm của mình là do Nga xô quá bận bịu với Đông Âu. Theo Võ Nguyên Giáp Đường tôi, pp 14-15, H đã yêu cầu Stalin trang bị cho 10 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh.
6
Như mọi khi, H luôn quan tâm đến ăn ở của các vị khách. H đã dặn thư ký Vũ Đình Huỳnh phải chuẩn bị tươm tất để đón Luo: "với bác thế nào cũng được, nhưng với các vị khách phải đàng hoàng. Họ rất quan tâm đến điều đó". Xem Vũ Thu Hiên, Đêm giữa ban ngày, p 108.
7
Theo một kẻ đào ngũ có vị trí cao trong phong trào, từ sau chuyến đi của H, Chinh lãnh trách nhiệm chính về việc xây dựng các chính sách đối nội. Xem Declaration sur la vie. Theo tạp chí Pháp Aux Ecoutes, Matxcova đã cảnh cáo H rằng mục tiêu của cách mạng không phải là độc lập dân tộc mà là chủ nghĩa cộng sản toàn thếgiới. Matxcova cũng yêu cầu H lắng nghe những lời khuyên của các đồng chí TQ.

NƠI ĐÓ, ĐIỆN BIÊN PHỦ


Có v ẻ như HCM không thể ăn Tết ở Hà nội. Mặc dù VM đã có những khởi đầu khá thuận lợi. Những đơn vị Việt minh chân đất từ trong rừng đã tràn vào Vĩnh yên theo chiến thuật "biển người" của TQ. Nhưng tướng Jean de Lattre de Tassigny, được bổ nhiệm 19/12/1950 làm cao uỷ kiêm tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông dương không phải là người dễ bị bắt nạt. Như một anh hùng thời chiến và là người cực tự tin, De Lattre lập tức hành động. Ông này ngay lập tức huỷ lệnh sơ tán thân nhân Pháp ra khỏi Hà nội, tập trung quân dự bị và ra lệnh cho các phi cơ ném bom napalm của Mỹ xuống Vĩnh yên. Những người lính VM lần đầu tiên chứng kiến những hiệu quả khủng khiếp của napalm đã hoảng hốt bỏ chạy. Một người trong số họ kể lại

Sư đoàn của chúng tôi bắt đầu tấn công từ sáng. Từ xa xuất hiện 3 con chim én. Đến gần thì ra 3 chiếc máy bay. Chúng nghiêng cánh và mở ra cánh cửa địa ngục. Ngọn lửa khủng khiếp lan xa hàng trăm mét trùm lên đội hình. Lửa napalm rơi từ trên trời xuống. Một chiếc máy bay nữa xà tới. Một quả bom rơi ngay sau lưng và tôi cảm thấy hơi nóng chạy khắp người. Tất cả bỏ chạy và tôi không thể ngăn họ. Lửa ăn tất cả mọi thứ xung quanh, không để bất cứ một chỗ nào cho ai trốn. 1

Theo báo cáo của tình báo Mỹ, khoảng 3500 đến 4000 quân Việt minh bị giết trong tổng số 10,000 quân tấn công. Pháp mất khoảng 400 lính và 1200 bị thương. Các cuộc tấn công Mạo khê và sông Đáy còn ít có hiệu quả hơn và cuối cùng Việt minh đành phải rút quân về núi. Sức ép lên Hà nội đã giảm đáng kể. De Lattre thú nhận là quyết định "ngừng di tản Hà nội" của ông ta là quyết định mò mẫm và chỉ có mục đích lấy lại tinh thần quân lính. Thay vì mở đường đến Hà nội, cuộc tiến công đã trở thành một thất bại cá nhân thảm hại cho nhà chiến lược quân sự của H là Võ Nguyên Giáp. Tại hội nghị lãnh đạo đảng vào giữa tháng 4, H đã đề nghị tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho trận đánh mới. Các nguồn tin chính thức ngừng sử dụng khẩu hiệu: "chuẩn bị chuyển sang tổng phản công". Đài phát thanh của VM nhắc đi nhắc lại là chỉ đánh lớn khi chắc thắng. H cũng nhấn mạnh việc phải sử dụng các kỹ năng chiến tranh du kích để trường kỳ kháng chiến. Các cố vấn TQ tỏ thái độ vô can "không phải tôi", bằng cách báo cáo kêu ca lên thượng cấp (sau khi sự việc đã diễn ra), rằng quân VM thiếu kinh nghiệm cho những trận đánh lớn như vậy. Giáp thừa nhận khuyết điểm khi đưa quân thiếu kinh nghiệm ra đối đấu với quân đội được trang bị tốt hơn trong những trận đánh cổ điển. Chưa kể quân VM nhiều lúc còn chưa thật kiên quyết và dũng cảm 2.

TQ không chỉ gây ảnh hưởng đến chiến lược chiến tranh. Những cán bộ mặc áo đại cán kiểu Mao, luôn mồm khẩu hiệu cách mạng bắt đầu ồ ạt kéo vào, tư vấn cho Việt minh cách cai trị cũng như phương thức cư xử hợp lý. Mặc dù Lưu Thiếu Kỳ đã không ngừng dặn dò các đồng chí của mình trước khi đi là không được áp đặt các phương pháp TQ, không phải cán bộ nào cũng tuân theo lời khuyên đó. Các sĩ quan và cán bộ VN vốn luôn cảnh giác với những láng giềng phương Bắc của mình, tất nhiên là chẳng thích thú gì. Đáng kể nhất là phong trào "chỉnh huấn, chỉnh phong", đào tạo lại về tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Những cuộc tự phê bình thường xuyên trở thành làm nhục và xúc phạm. Nhiều cán bộ VM, vốn chưa hiểu biết nhiều về Max, tham gia kháng chiến vì lòng yêu nước chứ không phải vì tư tưởng, trở thành đối tượng cho các cuộc đấu tranh giai cấp của các đồng chí ngèo hơn của mình. Georges Baoudarel, đảng viên cộng sản Pháp, hoạt động trong Việt minh lúc đó, miêu tả không khí tại một số đơn vị căng thẳng đến mức phải thu dao cạo râu và để đèn suốt đêm vì sợ số cán bộ này tự tử. Tất cả các đơn vị đều có thêm chức danh chính trị viên, trong trường hợp mâu thuẫn với chỉ huy, anh này có quyền quyết định 3.

Những chính sách cực đoan thân Mao này có hai hiệu quả xấu: trước mắt là mất các cán bộ ôn hoà, gây chia rẽ trong Đảng, lâu dài sự sợ hãi sẽ giết chết tính sáng tạo của các nhà văn và nghệ sĩ. Pháp cũng nhận được vô số tài liệu nói về sự mâu thuẫn giữa VN và các cố vấn Tàu. Nhiều kẻ đào ngũ đã thừa nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao là nguyên nhân khiến họ rời bỏ hàng ngũ. Nhiều cán bộ trung và cao cấp bị thanh trừng theo yêu cầu của TQ. Theo một nguồn tin của Pháp, tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân VM tại Nam bộ đã phản ứng quyết liệt với sự can thiệp của Tàu và đã bị điều ra Trung ương để "cải tạo". Việt minh nói Bình bị quân Hoàng gia Khơ me giết tại biên giới Campuchia trên đường ra Việt bắc. Cũng có tin rằng thực ra ông này bị bắt và đã lựa chọn "chết trên chiến trường" thay vì bị xử tại hậu phương 4

Mao cũng bắt đầu có ảnh hưởng tại nông thôn. Trước đây, chính sách nông nghiệp của H chủ yếu tập trung vào việc giảm tô và chỉ tịch thu đất của những người cộng tác với Pháp và Bảo đại, lôi kéo tầng lớp địa chủ ủng hộ kháng chiến. Chính sách mới đặt mục đích thủ tiêu những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của địa chủ tại các làng, xã. Lãnh đạo Đảng như Trường Chinh cho rằng nếu không động viên được sự ủng hộ của dân nghèo, mục đích của cách mạng khó mà đạt được. Các cố vấn Tàu sẵn kinh nghiệm còn nóng hổi của cuộc cải cách ở TQ cũng ép VN phải "làm việc" với các phần tử phong kiến ở làng quê một cách kiên quyết hơn.

Sự kiện quan trọng nhất đánh dấu sự dịch chuyển thiên tả của chính phủ là Đại hội 2 của đảng được tiến hành vào giữa tháng hai năm 1951 tại Tuyên quang. Hơn 200 đại biểu đại diện cho khoảng nửa triệu đảng viên đã về dự. Đại hội đã công khai thừa nhận sự ảnh hưởng của Tàu. Trường Chinh phát biểu: Việt nam sẽ áp dụng "chuyên chính dân chủ nhân dân" của Tàu chứ không phải "chuyên chính vô sản" của Nga. Việt minh, được thành lập từ năm 1941, được đổi tên thành Mặt trận Liên Việt và thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản. ICP cũng được đổi tên thành Đảng lao động Việt nam. Đảng thừa nhận sự khác biệt trong tình hình 3 nước đông dương và mỗi nước có thể có con đường khác nhau. Hai nước còn lại sẽ thành lập Đảng nhân dân cách mạng và sẽ lập liên minh với VWP. Mặc dù nguồn tin của Đảng sau này nói rằng, quan điểm Liên bang Đông dương được nêu lên từ đại hội I năm 1935 bị chính thức xoá sổ tại Đại hội này, một tài liệu chính thức của Đại hội đã viết: "Sau này nếu điều kiện cho phép, 3 đảng cách mạng sẽ tập hợp thành một đảng duy nhất, đảng của Liên bang Việt-Lào-Miên". Dấu ấn của H là tương đối rõ qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của phản đế so với phản phong, cách mạng hai giai đoạn (dù thời gian trung chuyển có thể rất ngắn), và áp dụng tư tưởng cách mạng trong những điều kiện cụ thể của từng nước. Việc đảng được gắn tên với Việt nam cũng thể hiện quan điểm dân tộc mà H theo đuổi từ giữa những năm 20. Tuy nhiên cũng khó phủ nhận là những kết quả chính của đại hội là chịu ảnh hưởng của Bắc kinh. Thuật ngữ "dân chủ mới" cũng chính là cái mà TQ áp dụng cho chính thể của mình. Đưa đảng ra công khai và chấp nhận "grow over" từ cách mạng dân tộc sang cách mạng XHCN hiển nhiên là để giải toả những nghi ngờ của Tàu và Nga về màu sắc Max của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam.

Tất nhiên là ít người ở VN hiểu Mao và các đồng chí của ông ta hơn H. H cần sự ủng hộ của TQ để có thể hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Nhưng H cũng thừa hiểu là những kỹ thuật kiểu tập trung quyền lực của đảng, cải tạo tư tưởng và đàn áp tàn bạo các phần tử chống đối chưa chắc đã thành công dưới ánh nắng mặt trời của Đông dương thuộc Pháp. Linh tính chắc chắn cũng mách bảo H chống lại những chính sách có thể đẩy hàng loạt cán bộ nòng cốt của VM sang tay kẻ thù. Giới quan sát bấy giờ hiển nhiên không bỏ qua những lo lắng của H. Tin đồn lan nhanh là mặc dù vẫn được bầu là chủ tịch Đảng, đại hội đánh dấu sự thất bại của H và ảnh hưởng của ông đối với cách mạng VN. Một báo Sài gòn còn đưa tin là Giáp đã ra lệnh thủ tiêu H. Ban chấp hành TƯ có 29 thành viên (chủ yếu là thành viên cũ từ trước WWII). Bắt chước mô hình Nga xô, đại hội bầu ra Bộ chính trị gồm 7 thành viên và một thành viên dự khuyết. Chinh, Đồng, Giáp và HCM được coi là "Tứ trụ" của Đảng. Báo Nhân dân ra tháng 3 đã đăng tiểu sử sơ bộ của các cán bộ và gọi Chinh là kiến trúc sư và xếp lớn, còn HCM là linh hồn của cách mạng Việt nam.

Sau thất bại tại chiến dịch đồng bằng sông Hồng của Giáp, tình hình chiến trường trở nên giằng co. Đến năm 1951 thì các trận đánh chỉ chủ yếu ở phía Bắc. Tại miền Nam, sau cuộc tiến công dở chừng mùa hè 1950, Việt minh thay đổi chiến thuật. Lợi dụng điều kiện kinh tế khó khăn, Bình tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh tại Sài gòn còn được gọi là "Những ngày đỏ". Tuy nhiên nhiều thành phần ôn hoà đã không tham dự vì những bạo lực thái quá của đoàn biểu tình. Thủ tướng mới của Bảo đại là Nguyễn Văn Tâm vốn có biệt danh là "hổ Mái Lai" khi còn phụ trách cảnh sát, đã đàn áp dữ dội. Đến tháng 8 thì có thể nói bộ máy VM tại Sài gòn đã bị tan rã. BCH Trung ương VWP quyết định thành lập TƯ Cục miền Nam (COSVN) để chỉ đạo cuộc chiến. Giáp và các chiến hữu của mình cũng bắt đầu gây sức ép ở Lào, Campuchia và vùng miền núi Tây bắc, kéo căng lực lượng Pháp để tìm điểm tiến công. Hoà Bình là một thị xã phía Nam châu thổ sông Hồng và quân Pháp tin rằng đây là điểm nối giữa Việt bắc và các vùng phía nam cung cấp quân lương cho trung ương. HCM đã từng nói: "Những cánh đồng lúa chính là chiến trường". Các đơn vị Pháp đã chiếm Hoà bình tháng 11/1951 và ngay lập tức chịu sự tấn công ác liệt của Việt minh. Nhà sử học Bernard Fall đã gọi đây là những cái "cối xay thịt". Tháng 2/1952 quân Phâp bắt đầu rút lui. Trong khi trận đánh đang diễn ra, De Lattre phải về Pháp chữa bệnh và đã chết vì ung thư vào tháng Giêng. Bao nhiêu lạc quan gắn với sự năng động của viên tướng này tan biến. Đại sứ quán Mỹ ở Sài gòn thông báo, các phần tử dân tộc càng ngày càng tin rằng Việt minh sẽ chiếm Hà nội vào mùa hè. Chuỗi lô cốt phòng thủ được xây theo lệnh của De Lattre nhanh chóng trở thành phòng tuyến Maginot. VM hoặc là đi vòng qua hoặc chiếm từng cái một. Cuối năm 1952, các đơn vị Việt minh đã có thể di chuyển tự do trên những cánh đồng xung quanh Hà nội. Hơn một nửa số làng tại châu thổ đã có chính quyền kháng chiến. Cũng mùa thu năm đó, VM mở mặt trận sâu trong vùng Tây bắc, nơi có những thung lũng hẹp lọt thỏm trong những dãy núi trập trùng. Pháp đã chiếm vùng này từ những ngày đầu cuộc chiến. Kế hoạch của VM được hình thành từ mùa xuân, do các chuyên gia Trung quốc đề xuất, nhằm mục tiêu tạo thế để đánh vào Thượng Lào. Tháng 9, HCM bí mật đi Bắc kinh để tư vấn với TQ và đi Matx dự Đại hội 19 đảng CS Liên xô. Kế hoạch tấn công Nghĩa lộ được phê duyệt vào cuối tháng 9. H quay về Việt nam vào tháng 12. Giữa tháng 10, 3 sư đoàn VM tấn công Nghĩa lộ. Quân Pháp bỏ luôn Sơn la và lùi về cố thủ tại Nà sản và Lai châu. VM tập trung tấn công Nà sản nhưng chịu thất bại nặng nề và bỏ cuộc. Đầu năm sau, VM tiến sang Bắc Lào, giải phóng Sầm nưa và uy hiếp Luang Prabang, tiếp tục kéo dãn quân Pháp rồi quay về Việt bắc.

Từ năm 1947, trong suốt thời gian kháng chiến, hành tung của H tỏ ra khá bí ẩn đối với thế giới bên ngoài. Một số tin rằng H đã chết vì những bệnh kinh niên mắc từ trước đó. Có kẻ lại đồn H đã bị đưa đi đày ở TQ vì chống lại sự ảnh hưởng của PLA. Mãi đến tháng 7/1952, mật thám Pháp mới tin là H vẫn còn sống qua tấm ảnh của báo Humanite. Cuối cùng tháng 3/1953, phóng viên tờ Daily Worker là Joseph Starobin đã gặp và phỏng vấn H tại một địa điểm bí mật và thông báo cho toàn thế giới biết 5.

Trong vùng giải phóng, ngược lại, người ta thấy H ở khắp nơi. Trên chốt tiền tiêu, trên cánh đồng, trong các cuộc họp... H không mệt mỏi động viên khích lệ nhân dân hy sinh để kháng chiến. Mặc dù đã trên 60, mỗi ngày H đều có thể đi bộ được hơn 30 dặm đường rừng. Theo thông tin của một số kẻ đào ngũ thì tinh thần trong khu giải phóng có vẻ đi xuống. Việt minh bắt buộc phải đưa ra chế độ lao động công cộng cưỡng bức. Trí thức thì bất mãn vì những đợt tự phê bình và tẩy não, thuế cao và bom đạn thường xuyên của Pháp cũng làm cho dân nơm nớp lo sợ. Tuy đa số cơ chấp nhận tất cả những khó khăn đó như cái giá phải trả để giành lại độc lập từ Pháp, chiến tranh kéo dài ngốn rất nhiều nhân lực và vật lực. Trong khi các cơ sở ở thành phố hầu như không còn hoạt động. Đảng quyết định phải giành lại dân nghèo nông thôn.

Tháng 3/1953, học tập kinh nghiệm Trung cộng trong cao trào của cuộc nội chiến, VM ra nghị quyết cải cách ruộng đất: giảm tô và tịch thu ruộng đất của những địa chủ bất hợp tác. Các toà án xã, do những nông dân quá khích lập ra, tổ chức đấu tố và phân phối lại ruộng đất. Trong một số trường hợp, kẻ bị kết tội "phản bội" nhân dân bị thủ tiêu ngay tại chỗ. Dương Văn Mai Elliott đã miêu tả lại bi kịch của chính gia đình mình: Họ tổ chức các phiên toà kiểu Kangaroo, khéo léo ngụy trang dưới cái gọi là "nguyện vọng của dân". Chừng một chục những kẻ nghèo nhất, chịu đựng nhiều nhất, căm thù địa chủ nhất được chọn sẵn và huấn luyện trước những điều cần phải tố cáo trước toà. Trong lúc đó, đám đông đứng sau kích động "đả đảo bọn địa chủ"... để tăng không khí thù địch. Nếu bị kết tội chết, địa chủ sẽ bị xử ngay tại chỗ, nếu không sẽ bị dẫn đi. Toàn bộ tài sản, ruộng đất, nhà cửa, đồ đạc, công cụ sẽ bị tịch thu và chia lại cho những người nghèo.

Đảng hy vọng là sẽ lùa được nhiều nông dân nghèo tham gia vào kháng chiến thông qua những chính sách như vậy. Đài VM suốt ngày trích đọc bức thư của một bà lão nông dân gửi H: "Trước đây, tôi và các con không có cơm ăn, áo mặc... từ cuối năm 1952, nông dân đã vùng lên chống lại bọn địa chủ bẩn thỉu. Chúng tôi không bao giờ quên ơn cụ". Tuy nhiên, đối với một số đồng chí quân sự cực đoan, có vẻ các biện pháp mạnh vẫn chưa đủ để cho dân nghèo không ruộng đất (khoảng 15% dân số) ra trận. Tháng 11/1953, tại Hội nghị Nông nghiệp toàn quốc, Trường Chinh đã đề xuất luật cải cách mới, thực chất là tịch thu tài sản và ruộng đất của toàn bộ giai cấp địa chủ. Chắc chắn là H sẽ chống lại tất cả những biện pháp nào quá cứng rắn làm mất sự ủng hộ của kháng chiến của những người ôn hoà. Nhưng nhu cầu cấp bách về nhân lực tham gia kháng chiến đã thắng. Tại kỳ họp quốc hội kháng chiến vài tuần sau Hội nghị nông nghiệp, H phát biểu, chính phủ đã quá nuông chiều địa chủ mà quên mất quyền lợi của nông dân nghèo. Luật cải cách mới được thông qua quy định ngặt nghèo về giảm tô cũng như tịch thu của cải của tất cả địa chủ. Những địa chủ được coi là tiến bộ sẽ được bồi thường bằng trái phiếu chính phủ. Những kẻ được coi là bóc lột sẽ bị trừng phạt. Lần đầu tiên từ sau Xô viết Nghệ - Tĩnh, Đảng quyết định phát động đấu tranh giai cấp ở nông thôn, quyết tâm tiêu diệt giai cấp phong kiến, hòng giành sự ủng hộ của nông dân 6.

Tháng Giêng 1953, tổng thống thứ 34 của Mỹ Dwight D. Eisenhower (Ike) tuyên thệ nhậm chức. Ông này thắng cử trên cương lĩnh "giải thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản" cho rằng đảng Dân chủ nhu nhược dẫn đến mất TQ và giằng co ở Triều tiên. Tuy nhiên Ike không quan tâm nhiều đến Đông dương, chỉ nhắc đến đôi chút trong thông điệp Liên bang, cho rằng chiến tranh Triều tiên "là một phần của cuộc xâm lăng đã được tính toán của kẻ thù mà hiện cũng đang gây sức ép tại Đông dương, Malaixia và quần đảo Formosa". Khi gặp thủ tướng Pháp là Rene Mayer cuối tháng 3, Ike chỉ đồng ý tăng viện trợ nếu Pháp quyết tâm giành thắng lợi toàn diện cuối cùng.

Về phía Pháp, sau khi tướng Salan thay de Tassigni, hy vọng vào thắng lợi quân sự đã tan biến. Pháp cần viện trợ Mỹ để cải thiện tình hình chiến trường trước khi bước vào đàm phán. Nhiệm vụ thuyết phục Washington được giao cho Henry Navarre, nguyên tham mưu trưởng quân đội Pháp ở NATO, mới được bổ nhiệm làm chỉ huy quân viễn chinh tại Đông dương. Việc đầu tiên ông này làm là vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng (Kế hoạch Navarre) nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường tại Đông dương. Mỹ thì luôn nghi ngờ và Navarre bị cho là quá cẩn thận và thậm chí không quyết đoán. Đầu tháng 8/1953 tạp chí Life đăng bài phê phán kịch liệt những nỗ lực của Pháp và kết luận: cuộc chiến coi như là tàn. Tuy nhiên Mỹ cũng chẳng có nhiều cửa để lựa chọn và Eisenhower đã ký hiệp định viện trợ cho quân viễn chinh Pháp FEF tháng 9/1953. Tại Paris , cũng không có nhiều người ủng hộ Navarre. Dân chúng thì la ó, cho rằng chính phủ đã đổi máu Pháp lấy đô la Mỹ. Bản thân chính phủ cũng từ chối chuyển 11 tiểu đoàn từ châu Âu sang Đông dương theo yêu cầu của Navarre.

Tháng 11/1953, Navarre cho quân nhảy dù chiếm lại Điện biên phủ làm bàn đạp chống lại các cuộc tấn công của Việt minh vào Thượng Lào và Luangprabang. Tin này đến đúng lúc các tướng Việt minh đang chuẩn bị trình bản kế hoạch tấn công Lai châu, cách ĐBP 30 dặm về phía Bắc. Trước đó, hồi đầu năm, các nhà hoạch định chính sách của Đảng đã yêu cầu giới quân sự tìm kiếm những điểm yếu trong tuyến phòng ngự của Pháp tại Lào, Campuchia và Tây bắc. Giáp cũng đã từng đề xuất tấn công tại vùng châu thổ nhưng đã bị các cố vấn TQ được HCM ủng hộ, gạt đi. Cú mạo hiểm của Navarre mở ra cơ hội cho VM tái chiếm ĐBP sẽ trực tiếp tác động đến tinh thấn quân Pháp, tạo tiền đề cho những cuộc tấn công khác. Mặt khác VM sẽ lần đầu tiên bị đặt vào thế phải tấn công trực diện một cứ điểm cố thủ của quân Pháp. Ngày 6/12, được những cố vấn TQ khích lệ, lãnh đạo Việt minh quyết định chuyển hướng tấn công sang ĐBP. Ba sư đoàn mới được thành lập được chuyển đến trận địa, trong khi các đơn vị khác tấn công nghi binh ở Bắc Lào, kéo dãn quân Pháp 7.

Tại sao các lãnh đạo TQ lại khuyến khích đồng minh của mình nhảy vào một trận đánh hứa hẹn sẽ là một cuộc đụng độ lớn? Mặc dù TQ có những lợi ích riêng của mình như bảo vệ vùng biên giới phía nam, cuộc chiến ở ĐBP chắc chắn sẽ đòi hỏi một khối lượng viện trợ quân sự lớn cả về chất lẫn về lượng. Và chưa rõ liệu pháo binh VM có thể hạn chế hoặc cắt hẳn đường tiếp tế không vận của Pháp? Trong bối cảnh quốc tế lúc đó, có vẻ như TQ đang thay đổi quan điểm. Tiếp theo hiệp định ngừng bắn tại Triều tiên tháng 7/1953, giới lãnh đạo không muốn đẩy cao căng thẳng với phương Tây, dành nguồn lực cho kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế. Mao có vẻ như lờ đi dự báo của chính mình về cuộc chiến tranh tất yếu với chủ nghĩa đế quốc. Đến tháng 10, Chu Ân Lai đã phát biểu với đoàn đại biểu India những ý tưởng đầu tiên của "5 nguyên tắc chung sống hoà bình" sau này. Ngoại trưởng Hoa kỳ, Jhon Foster Dulles cũng đã tỏ ra mềm mỏng khi đề nghị đàm phán để giải quyết vấn đề Đông dương trong phát biểu trước American Legion vào tháng 9. Nga cũng sốt sắng, thủ tướng mới lên hồi tháng 3 Malenkov đề nghị triệu tập hội nghị 5 cường quốc để giảm căng thẳng quốc tế. TQ đồng ý ngay.

Có vẻ như TQ quyết định đánh bạc. Chiến thắng của Việt minh tại ĐBP có thể sẽ đẩy cao căng thẳng, dẫn đến nguy cơ Mỹ can thiệp trực tiếp. Mặt khác, chiến thắng cũng sẽ kích động phong trào phản chiến tại Pháp, đặt tiền đề cho đàm phán hoà bình theo những điều kiện có lợi cho Việt minh và Trung quốc.

HCM và các đồng chí của mình phản ứng thận trọng trước thái độ của các nước lớn. Hồi đầu kháng chiến, khi VM rõ ràng là yếu hơn rất nhiều so với quân Pháp, H luôn luôn kêu gọi đàm phán.Khi đã rõ ràng là Pháp không thể giành chiến thắng quân sự, các lãnh đạo VM tỏ ra không mấy mặn mà với hoà giải. Tháng 3/1950, khi nói chuyện với đảng viên Pháp Leo Figueres, H nhấn mạnh "lãnh đạo Đảng tìm kiếm những giải pháp chính trị nhưng chắc chắn sẽ không thoả hiệp". Trường Chinh còn hung hơn, phát biểu trong dịp kỷ niệm thành lập DRV năm đó, ông này cho rằng: "cần phải đả phá những tư tưởng thoả hiệp về việc đàm phán hoà bình với kẻ thù". Cuối năm 1952, DRV lờ đi những tín hiệu hoà giải của Paris. Đến tận tháng 9/1953, hãng TASS còn dẫn lời H cho rằng hoà bình chỉ có thể đạt được bằng thắng lợi hoàn toàn.

Vậy mà, mấy tuần sau, lãnh đạo Đảng đã thay đổi thái độ, chuyển sang đồng tình với Nga và TQ. H trả lời phỏng vấn tạp chí Expresen là chính phủ của mình sẵn sàng tham gia hội nghị quốc tế về hoà bình và sẽ xem xét các đề nghị của Pháp. Theo các nhà ngoại giao Mỹ ở Sài gòn, sự thay đổi đột ngột này làm cho những phần tử dân tộc không cộng sản ở Sài gòn hết sức "lúng túng, thậm chí sợ hãi" 8.

Tại hội nghị Berlin đầu năm 1954, các cường quốc đã quyết định triệu tập Hội nghị hoà bình Geneva vào tháng 4, và mặc dù Eisenhower không ưa, chương trình nghị sự bao gồm cả vấn đề Đông dương. Tháng 3, phái đoàn Việt nam sang Bắc kinh để tham khảo ý kiến. Ngay sau đó, H đích thân đi BK và Matxcova để thảo luận chiến lược thương thuyết chung. Từ kinh nghiệm đàm phán về Triều tiên, TQ cảnh báo các đồng chí Việt nam phải "thực tế" trong những đòi hỏi của mình.

Hai ngày sau khi hội nghị Geneva được công bố, mật thám Pháp phát hiện các đơn vị Việt minh ở Thượng lào đang tiến về Điện biên phủ. Đến đầu tháng 3 thì Pháp đã không còn nghi ngờ gì về một trận đánh lớn sẽ xảy ra ở đây. Để có thể những điều kiện thuận lợi trên bàn đàm phán, viện trợ quân sự của TQ được đổ vào ào ạt trong vài tháng. Khoảng 200 xe tải, 10000 thùng dầu, 1700 tấn lương thực, 3000 khẩu súng, 60,000 viên đạn đại bác. (Theo một nguồn tin khác từ TQ, trong suốt giai đoạn 1951-1954, TQ đã đổ vào Việt nam 116.000 khẩu súng bộ binh, 4.630 khẩu đại bác, trang bị cho 5 sư đoàn bộ binh, một sư đoàn công binh, một trung đoàn phòng không, một trung đoàn cận vệ). Chu Ân Lai gửi thư cho các cố vấn TQ: "Chúng ta phải có những chiến thắng ấn tượng trước khi bước vào đàm phán, tương tự như ở Triều tiên". HCM cũng ra lời kêu gọi: "Đây là chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà còn về chính trị, không những ảnh hưởng trong nước mà còn tác động đến tình hình thế giới. Toàn đảng, toàn quân, toàn dân phải đoàn kết dành thắng lợi cuối cùng".

Để chống lại 16.000 quân Pháp tại ĐBP, Việt minh đã tập hợp được 33 tiểu đoàn gồm khoảng 50.000 quân, chiếm lĩnh các sườn núi bao quanh thung lũng. Việt minh còn có lực lượng hậu cần 55.000 người và gần 100.000 dân công. Lực lượng dân công này chủ yếu là nữ từ các tỉnh miền Trung , vượt qua vùng đồng bằng sông Hồng. Mỗi người mang khoảng 30 pounds lội bộ 10 dặm mỗi đêm trên các con đường rừng. Hàng hoá chủ yếu là lương thực và đạn được. Ngoài ra còn có các khẩu pháo lớn do Nga viện trợ, được tháo ra và khênh tay về từ biên giới cách đó hơn 200 dặm.

Trong giai đoạn thăm dò, VM áp dụng chính sách "biển người" của TQ và chịu thương vong quá lớn. Cuối tháng Giêng, bộ tư lệnh Việt minh sau khi tham khảo với BK, đã quyết định chuyển sang chiến thuật "đánh chắc, thắng chắc". Quân VM đào hàng trăm km giao thông hào tiến từ từ nhưng vững chắc bao vây các cứ điểm Pháp. Trên những sườn đồi bao quanh thung lũng, các khẩu sơn pháo được tháo và vận chuyển bằng tay từ biên giới, có thể di chuyển theo các đường hầm dần dần kiểm soát hoàn toàn sân bay. Các đồ tiếp tế Pháp được thả dù bay lung tung cả sang bên Việt minh, đa số quân tăng viện chết trước khi tiếp đất. Giữa tháng 3, Pháp quay sang kêu cứu Mỹ. Tướng Paul Ely bay đi Washington đề nghị Mỹ tăng cường khẩn cấp hỏa lực không quân. Tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Arthur Radford và phó tổng thống Nixon tỏ vẻ ủng hộ ý tưởng này của Pháp. Tuy nhiên tổng thống Eisenhower, đã quá ngán ngẩm vì tình trạng giằng co trong cuộc chiến Triều tiên, không muốn tham chiến một mình Ông này đòi hỏi tìm kiếm liên minh quốc tế và đặt điều kiện Pháp phải trao trả lại độc lập cho 3 nước Đông dương. Ngoại trưởng Dulles được phái sang London và Paris, nhưng chẳng nơi nào chấp nhận các điều kiện của Mỹ.

Đầu tháng Năm, quân Việt minh đã tiến sát những căn cứ cuối cùng. Theo nguồn tin Trung quốc, các nhà hoạch định chiến lược Việt nam không dám mở trận tấn công cuối cùng vì sợ Mỹ can thiệp và thương vong quá lớn, phải nhờ Bắc kinh động viên họ mới dám quyết định tấn công vào ngày 6/5. Ngày 7/5, tướng Giáp miêu tả "quân ta tấn công từ mọi hướng, chiếm chỉ huy sở và bắt sống toàn bộ quân Pháp tại Điện biên phủ". Pháp đã thất bại toàn diện, 1500 quân chết, 4000 bị thương, còn lại bị bắt sống, chỉ có 70 lính Pháp chạy thoát. Việt minh mất khoảng 25,000 người, trong đó 10,000 trực tiếp trong các trận đánh.

Một ngày sau Điện biên phủ thất thủ, hội nghị hòa bình về Đông dương được khai mạc tại Geneva với sự tham gia của Pháp, DRV, Anh, Liên xô, Trung quốc, Mỹ, đại diện của chính phủ Bảo đại và chính quyền Hoàng gia Lào, Campuchia. Lãnh đạo đoàn DRV, được H cảnh báo là sẽ không có đàm phán dễ dàng, có vẻ hơi run, tuy nhiên họ cũng cảm thấy đây là cơ hội cho "bước ngoặt của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước" Đoàn Pháp mở đầu hội nghị kêu gọi thỏa thuận và tập kết quân đội hai bên tại những địa điểm do ủy ban quốc tế kiểm soát. Cũng như năm 1946, Phạm Văn Đồng cầm đầu đoàn Việt nam. Đồng chấp nhận ngừng bắn trước khi có một giải pháp chính trị. Nhưng bộ chính trị đòi hỏi hơn thế. Đồng yêu cầu công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông dương, rút hết quân Pháp và tiến hành bầu cử tự do. Việt minh còn đòi hỏi các lực lượng kháng chiến là Pathet Lào và Khơ me đỏ cũng phải được tham gia hội nghị. Như một cử chỉ hữu nghị, Đồng nhất trí xem xét về khả năng tham gia khối liên hiệp Pháp trên cơ sở tự nguyện và xác nhận các quyền lợi kinh tế và chính trị của Pháp tại 3 nước Đông dương.

Người Pháp không có nhiều thế để đàm phán. Các nguồn tin tình báo cho rằng Hà nội sẽ thất thủ. Người Mỹ cũng bi quan, tại hội nghị của Hội đồng An ninh quốc gia, giám đốc CIA Allen Dulles cho rằng Việt minh có thể dùng 5000 chiến xa để chở quân từ Điện biên phủ về Hà nội trong 2 đến 3 tuần 9. Tuy nhiên Việt minh lại có vấn đề với các đồng minh của mình. Mặc dù đã họp trước để thống nhất chiến lược đàm phán, cả LX và Trung quốc đều cho thấy sẽ không ủng hộ vô điều kiện những đòi hỏi của Việt minh cũng như không muốn tài trợ để Việt minh tiếp tục cuộc chiến. Cả hai đều lo ngại sẽ dây vào việc đối đầu với Mỹ. Chu Ân Lai và Molotov thống nhất với nhau là nên chia Việt nam thành 2 vùng, một do VM kiểm soát, vùng kia cho quân của Bảo đại và những nhà tài trợ. Chu cũng đề nghị không mời Pathet Lào và Khơ me đỏ, khuyến cáo Việt minh nên chấp nhận chính phủ Hoàng gia trung lập tại những nước này. Để thuyết phục Đồng đồng ý, Chu thỏa hiệp cho Pathet Lào cũng được tập kết cùng với Việt minh.

Nhiều năm sau này, Việt nam cho rằng TQ cố tình thiết kế để lùa Lào và Campuchia vào vòng ảnh hưởng của mình. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào, cũng có thể đoán được là TQ chẳng thích có một liên bang Đông dương. Tuy nhiên, nhiều khả năng, mong muốn chính của Chu lúc đó là đề phòng đàm phán đổ vỡ và Mỹ có thể thành lập các căn cứ quân sự tại Lào và Campuchia. Được Nga ủng hộ, Chu thuyết phục được Đồng gật đầu dù là miễn cưỡng.

Xong việc Lào, Campuchia, cả hội quay ra mổ xẻ những chi tiết liên quan đến Việt nam. Trong cuộc đàm phán quân sự riêng với Pháp, Việt minh muốn vùng tập kết của mình phải ít nhất bao gồm toàn bộ châu thổ sông Hồng và Hà nội, Hải phòng. Pháp thì không muốn mất Hà nội nhưng biết cũng chẳng thể nào giữ được tìm cách đổi chác lấy quyền kiểm soát ở miền nam và thời gian để di tản khỏi Bắc bộ. Còn lại việc lớn là xác định đường ranh giới tập kết và làm thế nào có thể kiểm soát việc thực thi hiệp định. Việt minh muốn vĩ tuyến 13, Pháp thì muốn đẩy lên sát với Bắc bộ. Việt minh chỉ muốn các bên tự dàn xếp, Pháp (được Mỹ thầy dùi) thì muốn có ủy ban kiểm soát quốc tế dưới danh nghĩa Liên hợp quốc.

Khi VM và Pháp đang tranh luận câu chữ thì Chu bay về Bắc kinh để tư vấn Mao và chính phủ. Trên đường đi, Chu ghé thăm Nehru. Ông này đang cảm giác bất ổn khi thấy khả năng cả Đông dương sẽ rơi vào tay cộng sản và như thế sẽ chịu ảnh hưởng của Bắc kinh. Chu phải thuyết phục Nehru là Lào, Campuchia sẽ trung lập, còn Việt nam sẽ chia làm 2 miền, và chủ nghĩa cộng sản không phải là thứ để "xuất khẩu". Cuối cùng cả hai nhất trí ủng hộ 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình là cơ sở cho các quan hệ quốc tế ở châu Á và thế giới. Chu còn dừng lại ở Rangoon để gặp thủ tướng Myanma U Nu, rồi bay thẳng đến Lưu châu gặp Hồ và Giáp tại trụ sở cũ của tướng Trương Phát Khuê. Chu thuyết phục được H nhượng bộ tại Geneva để tránh việc Mỹ can thiệp trực tiếp. Hai bên thống nhất chọn vĩ tuyến 16 và chấp nhận chế độ trung lập ở Lào, Campuchia nếu có vùng tập kết riêng cho Pathet Lào. Đổi lại Chu cam kết sẽ viện trợ thương mại và kinh tế cho DRV thông qua hiệp định ký ngày 7/7. Các nguồn chính thức của Việt nam đưa tin rất hai mặt. Báo Nhân dân viết: "hòa bình ở Đông dương không thể chỉ do một bên quyết định"

Sau khi báo cáo tình hình tại Bắc kinh, Chu quay trở về Geneva để thống nhất chi tiết. Khó khăn nhất vẫn là đường giới tuyến. Phương án cuối cùng là vĩ tuyến 17. Để thuyết phục Đồng, Chu đã phải dỗ dành, cần phải giữ thể diện cho thủ tướng Pháp Mendes, còn "khi quân Pháp rút hết, toàn bộ Việt nam là của các đồng chí". Hiệp định cuối cùng được ký ngày 21/7. Hiệp định sẽ do ủy ban quốc tế gồm Ba lan, ấn độ, Canada giám sát. Ngoài ra còn có Tuyên bố chính trị kêu gọi hợp tác giữa chính phủ hai miền và tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau 2 năm.

Ngay sau lễ ký kết, đã có nhiều việc diễn tiến không thuận lợi cho H và các đồng chí. Mỹ không chấp nhận những điều khoản của hiệp định và Tuyên bố chính trị, sợ rằng nếu tổng tuyển cử sẽ dẫn đến khả năng cộng sản thắng lợi hoàn toàn. Bảo đại cũng không nhất trí, viện cớ việc chia cắt đất nước đi ngược với ý nguyện của nhân dân. Vài ngày sau khi hội nghị kết thúc, ngoại trưởng Mỹ Dulles họp báo tuyên bố Mỹ ủng hộ việc xây dựng các quốc gia không cộng sản tại Nam Việt nam, Lào và Campuchia. Nhiều thành viên của phái đoàn Việt nam cũng hậm hực vì cho rằng các đồng minh Nga, Trung đã phản bội họ nếu không thì đã có thể "một phát thống nhất ngay đất nước". Tâm trạng này lan rộng cả ở trong nước, đến nỗi H phải viết trong báo cáo chính trị cho trung ương:

M ột số đồng chí, đang say chiến thắng, muốn đánh nhau bằng mọi giá, đến cùng. Họ không thấy cây mà không thấy rừng. Thấy Pháp rút quân mà không thấy Mỹ đang đến. Họ chỉ biết quân sự mà coi nhẹ ngoại giao. Họ không biết rằng muốn đạt được mục đích, chúng ta phải chiến đấu cả trên chiến trường và trên bàn hội nghị.

Hồ cho rằng, cuộc kháng chiến của cả 3 dân tộc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bây giờ là lúc phải thay đổi chiến lược vì Mỹ đang tìm cách phá hiệp định và tìm cớ để can thiệp. Khẩu hiệu "kháng chiến đến cùng" phải được thay bằng "hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ" để cô lập Mỹ (đang trở thành kẻ thù chính của các nước Đông dương) trên trường quốc tế. Hồ thừa nhận rằng, chia cắt đất nước là cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình, nhưng cho rằng vùng tập kết chỉ là tạm thời:

Vì phải phi quân sự và thay đổi miền, một số vùng tự do sẽ lại rơi vào tay giặc. Nhân dân ở đấy sẽ bất mãn, một số sẽ thất vọng và theo kẻ thù. Chúng ta phải nói với nhân dân rằng, những thử thách mà họ đang phải gánh chịu là vì lợi ích chung lâu dài của đất nước. Đến vinh quang cuối cùng, cả dân tộc sẽ biết ơn họ.

Việc chấp nhận thỏa hiệp đương nhiên là có ảnh hưởng của Chu qua cuộc hội kiến ở Lưu châu. Tuy nhiên nó cũng thống nhất với những gì Hồ đã thể hiện trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Thái bình dương. Hồ hiểu rằng, độc lập và thống nhất của Việt nam không thể thực hiện riêng rẽ mà phải xét đến những thay đổi phức tạp đang diễn ra trên trường quốc tế.

--------------------------------
1
Ngô Văn Chiêu, Nhật ký một chiến sĩ Việt minh (Journal d'un combattant Vietminh) , Paris 1957.
2
Theo báo cáo Saigon 1580 cho Ngoại trưởng Mỹ, 10/3/1951, các tạp chí địa phương đã đưa tin Giáp tự tử.
3
Theo Boudarel, cuốn sách giáo khoa của chương trình "Đổi mới phương pháp làm việc" chính là bản dịch của cuốn "Về Đảng" của Lưu Thiếu Kỳ.
4
Theo một số tin từ Hà nội, Lê Duẩn có chân trong đoàn với Bình ra Việt bắc.
5
J Starobin, Eyewitness in Indochina, (NewYork, Cameron & Kahn, 1954).
6
Xem thêm Bernard Fall Vietminh regime: Government and Administration in DRV. Muốn có thông tin phê phán, xin tham khảo Hoàng Văn Chi, Từ thuộc địa tới cộng sản: Trường hợp lịch sử của Bắc Việt (NY, Praeger, 1964). Trong trang 182-83, Chi đã trích dẫn HCM khi quan sát muốn uốn thẳng 1 thanh tre cong, cần phải bẻ nó theo chiều ngược lại và giữ một lúc. Sau đó nó sẽ từ từ thẳng lại. Cũng có thể tìm hiểu Edwin E. Moise Land reform in China and Vietnam: consolidating the revolution at village level (Chapel Hill. N.C. University of North Carolina Press, 1983).
7
Theo Zhongquo junshi p90, tác giả Han Huazhi, Dangdai, vol 1 p350, các cố vấn TQ đã tư vấn cho Giáp đánh ĐBP vì tin rằng chiến thắng sẽ có một ý nghĩa chính trị và quốc tế lớn. Xem thêm bài của Hoàng Văn Thái trong Vietnam courrier, 3/1984 và cuốn People War, People Army (Newyork, Praeger, 1962) p 148.
8
Ban biên tập tạp chí Expresen thì nghi ngờ vào sự chân thành của H, trong phần bình luận của bài phỏng vấn H, họ cho rằng bài báo bị Matxcova "ảnh hưởng".
9
Theo điện báo của sứ quán Mỹ tại Sài gòn ngày 10/5/1954, khoảng 9 tiểu đoàn Việt minh có thể di chuyển về đồng bằng trong 10 ngày, tất cả 25 tiểu đoàn cần khoảng 3 tuần. Cộng với 16 tiểu đoàn đang có sẵn. Tuy nhiên một số sĩ quan Pháp tỏ vẻ lạc quan hơn. Tướng Cônhi cho rằng Việt minh không thể tấn công trước tháng 10 và ông ta hoàn toàn có thể đứng vững nếu có tiếp viện. Việt minh sau này cũng thừa nhận là khó có thể tấn công thành công trước năm 1955.

GIỮA HAI CUỘC CHIẾN


Ngày 9/10/1954, nh ững đơn vị quân Pháp cuối cùng do đại tá D'Argence chỉ huy lầm lũi bước qua cầu Paul Dume (nay là cầu Long biên), nhường lại quyền quản lý Hà nội cho trung đoàn thủ đô của Giáp. Suốt 2 tuần trước đó, thành phố như đã chết. Dòng người di tản để lại những đường phố vắng lặng, các nhà hàng, cửa hiệu đóng cửa im ỉm. Ngày hôm sau, cả thành phố bừng tỉnh chào đón những nhà cai trị mới. Các đoàn diễu hành mang theo cờ hoa đi trên đường phố. Ngày 11/10, những đơn vị quân đội Việt minh tiến vào thành phố được đám đông chào đón bằng những khẩu hiệu "độc lập! độc lập!". Đối với nhiều thành viên của chính phủ, lần đầu tiên sau hơn 8 năm họ mới đặt chân trở lại thủ đô. HCM lẳng lặng trở về thành phố lúc nào không ai rõ, cho đến khi ông xuất hiện trong lễ đón thủ tướng Ấn độ Nehru ngày 17/10. Trong xã luận của báo Nhân dân đăng ngày hôm sau, H giải thích: "hiện tại, phát triển kinh tế và tiến tới thống nhất đất nước quan trọng hơn các nghi lễ chào đón". H kêu gọi các cán bộ đối xử đúng mực và nhân dân sẵn sàng để phê phán chính phủ, sinh viên, thầy giáo tiếp tục tới giảng đường, các thương gia tiếp tục buôn bán, người ngoại quốc hãy ở lại để tiếp tục công việc của mình. H từ chối ở trong Dinh thống sứ, cho rằng nó quá sang trọng với mình và quyết định ở một căn nhà trong vườn. Mặc dù vậy, chính phủ vẫn đổi tên dinh này thành Phủ Chủ tịch

Trong quan hệ đối ngoại H tiếp tục thể hiện một đường lối hòa giải. Ông ủng hộ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và hứa với Nehru sẽ thiết lập quan hệ hữu hảo với chính phủ hoàng gia Lào và Campuchia. Ngày 18, trong cuộc gặp với đại diện Pháp tại DRV Jean Sainteny, H bày tỏ nguyện vọng bảo vệ sự có mặt về văn hóa và kinh tế của Pháp, thông báo với Sainteny rằng Việt nam sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước không cộng sản khác. Tuy nhiên ông nhấn mạnh quan hệ Pháp - Việt giờ đây phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng.



Ngược lại với phong thái ung dung của H, các đồng chí của ông suốt ngày bận rộn với việc: "tổ chức meeting, diễu hành, tuyên truyền nhồi sọ, hò hét các khẩu hiệu yêu nước...". Cộng đồng người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ bị theo dõi chặt chẽ và chịu nhiều hạn chế. Báo chí suốt ngày đả kích Mỹ, ủy ban Việt minh địa phương ra tuyên bố không thừa nhận cơ quan lãnh sự Mỹ tại Hà nội. H cũng đổ thêm dầu vào lửa bằng những bài viết châm biếm ký tên C.B. Cuối cùng tòa lãnh sự Mỹ cũng bị buộc phải đóng cửa vào cuối năm, sau khi tổ chức lễ Tạ ơn lần cuối cho một nhúm các nhà ngoại giao phương Tây và thành viên của ủy ban giám sát quốc tế. 1


Ngày 3/11, H triệu tập phiên họp đầu tiên của chính phủ với những vấn đề nghị sự vô cùng cấp bách. DRV sẽ nhanh chóng cải cách phong kiến và xây dựng nền móng của xã hội chủ nghĩa hay sẽ tiến từ từ, tập trung cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, vừa lấy lòng dân nghèo vừa không làm phật ý những tầng lớp thương gia? Chính phủ cũng sẽ làm thế nào để hiệp định Geneva được thực thi, nước nhà được thống nhất?

Để trả lời câu hỏi đầu tiên, Việt nam có thể học các đồng chí của mình. Ngay sau cuộc nội chiến ở Nga, Lenin đã thực thi chính sách kinh tế mới, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, cho đến tận những năm 1928 khi Stalin bắt đầu cuộc công nghiệp hóa của mình. Tại Trung quốc, sau khi dành được chính quyền, Đảng cũng áp dụng chính sách "dân chủ mới", tìm kiếm sự ủng hộ của tầng lớp trung gian, chuẩn bị cho cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa giữa những năm 50. Vài ngày trước khi hiệp định Geneva được ký kết, tại Việt bắc, chính phủ cũng đã công bố nghị định 8 điểm cho thời hậu chiến. Nghị định này nói rõ, chính phủ chỉ quốc hữu hóa những tài sản của bọn thực dân, bán nước và tôn trọng sở hữu cá nhân của tất cả các thành phần khác. Những nhân viên của chế độ cũ sẽ được tiếp tục công việc của mình, trừ những kẻ trực tiếp dùng vũ khí chống lại kháng chiến hoặc có hành động phá hoại. Binh lính thuộc quân đội quốc gia (của Bảo đại) phải ra trình diện. Bảo đảm tự do tín ngưỡng cũng như an ninh của các công dân nước ngoài. Trong lời kêu gọi gửi nhân dân hồi tháng 9, Hồ viết: "chúng ta sẵn sàng thống nhất với tất cả những người chấp nhận hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ, bất kể trước đó họ đã hợp tác với ai. Bảo đảm quyền của các nhà tư bản trong nước và ngoại quốc được tiếp tục công việc hợp pháp của mình, và chào đón tất cả những nhân viên của chế độ cũ mong muốn làm việc cho nhân dân"

Đảng cũng có nhiều lý do để hòa giải với kẻ thù cũ. Đã có tổng cộng hơn 800,000 người di cư vào phía Nam. Trong đó có rất nhiều gia đình công giáo đi theo tiếng gọi của Đức mẹ đồng trinh, nghe đồn là cũng đã "chuyển vào Nam". Số dân di cư này đã giảm đáng kể cho Đảng những tiềm năng chống đối, tuy nhiên cũng làm mất đi một lực lượng lớn các nhà sản xuất, nhà buôn, thợ lành nghề và trí thức của các tỉnh phía Bắc. Một nhà quan sát đánh giá rằng vào tháng 10, cả chính phủ DRV chỉ có 50 người có bằng đại học và khoảng 200 có bằng tú tài. Hai mươi chín trong 30 nhà máy của Pháp ở Hải phòng bị đóng cửa. Xăng dầu khan hiếm và đường sắt không hoạt động. Đa số các hệ thống thủy lợi đã bị Pháp phá hoại, trên 10% đất canh tác của đồng bằng sông Hồng bị bỏ hoang do chính sách "Vùng được bắn tự do" của quân đội Pháp trước đó. Tháng 12 lại có một trận lụt lớn ở miền Trung đẩy vùng này đến bờ nạn đói.

Trong vài tháng sau khi cầm quyền, Đảng tập trung củng cố hệ thống hành chính cách mạng. Các ủy ban hành chính kháng chiến tại nông thôn được sửa đổi để tiếp tục công việc của mình (bỏ chữ kháng chiến) cho đến khi tổ chức bầu cử ra hội đồng nhân dân các cấp. Trong cuộc họp đầu tháng 9, bộ chính trị bắt đầu tính đến chuyện dài hơi sau khi đã củng cố được quyền lực. Ngày 2/9, HCM tuyên bố DRV là thể chế dân chủ tư sản về hình thức nhưng dân chủ nhân dân trên thực tế.

Một trong những lý do chính để Đảng chưa vội vã xây dựng CNXH tại phía Bắc là mong muốn thống nhất đất nước thông qua bầu cử như quy định trong Tuyên bố chính trị của hiệp định Geneva. Mặc dù các đồng chí phía Nam tỏ ra không thỏa mãn với thắng lợi nửa vời tại hội nghị, họ được thuyết phục là nếu bầu cử tự do, HCM sẽ dễ dàng thắng Bảo đại, vốn chẳng được nhiều người ưa. Để bảo đảm thắng cử, Đảng phải thể hiện một khuôn mặt ôn hòa, tránh gây phản cảm với các phần tử không cộng sản ở phía Nam và các quan sát viên trên thế giới. Theo một số cán bộ thân cận, HCM tỏ vẻ lạc quan về khả năng sức ép của dư luận thế giới sẽ buộc miền Nam phải thực thi hiệp định và bầu cử sẽ diễn ra. Nhưng không phải tất cả các đồng chí của H đều nghĩ như vậy. Ngay cả một người ôn hòa như Phạm Văn Đồng, cũng đã thừa nhận riêng tư với một quan sát viên: "anh cũng biết như tôi là sẽ không có bầu cử mà". Nếu như vậy, Đảng có thể sẽ lại phải quay về với chiến lược đấu tranh cách mạng. Tạm thời H cố gắng dùng tài năng của mình để thuyết phục các đồng chí dành cơ hội để thực thi hiệp định 2. Theo một số báo cáo, có khoảng từ 50 đến 90 nghìn cán bộ ủng hộ Việt minh (bao gồm cả con cái các vị cách mạng) tập kết ra Bắc. Khoảng 10-15000 ở lại và tham gia vào các hoạt động công khai, để ủng hộ bầu cử. Một số khác đi vào bí mật, chuẩn bị sẵn cơ sở, bộ máy để nếu cần có thể tái lập lại phong trào.

Trở ngại lớn nhất đối với kế hoạch của Đảng chính là thái độ của chính phủ Nam VN. Ngay từ khi hiệp định Geneva còn đang diễn ra, Bảo đại đã chỉ định Ngô Đình Diệm làm thủ tướng chính phủ của mình. Bảo đại hy vọng là thái độ chống cộng điên cuồng của Diệm sẽ làm vừa lòng một số "diều hâu" ở Washington. Diệm đã từng bị Việt minh bắt hồi tháng 8/1945, phải chạy trốn vào sứ quán Canada tại Hà nội. Sau đó ông này sang Mỹ và cố tìm cách lấy lòng chính phủ Eisenhower để quay lại với chính trị. Là kẻ sùng đạo, Diệm đã ở hàng tháng tại một tu viện ở New Jersey và tự lãnh lấy sứ mệnh cứu các đồng bào khỏi sự đe dọa của bọn cộng sản vô thần. Nhiều quan chức Mỹ không thích Diệm vì hay hoang tưởng và thiếu sự nghiêm túc cần thiết cho một lãnh đạo quốc gia. Một nhà quan sát Mỹ (Robert McClintock) còn ví von Diệm như "một thiên sứ thiếu thông điệp". Không chán nản, Diệm vẫn sấn đến các nhà ngoại giao và những bậc chức sắc trong giáo hội Mỹ, trong số đó có giáo chủ Spellman và cựu đại sứ Mỹ tại London Joseph Kennedy. Mặc dù có tin đồn là chính Mỹ gợi ý Bảo Đại bổ nhiệm Diệm, Washington chẳng biểu hiện thái độ gì về vụ việc này. Tại Sài gòn cũng ít người hào hứng. Các trí thức miền Nam e ngại một vị lãnh đạo Công giáo cuồng tín lại vốn có quan hệ chặt chẽ với triều đình Huế. Diệm cũng không ưa gì dân Nam bộ, nói họ quá dễ dãi để có thể chống được cộng sản. Bởi vậy chính phủ mới gồm đa số thành phần là dân Bắc và Trung 3. Từ khi mới được bầu, Diệm đã bày tỏ sự không hài lòng với những điều khoản của hiệp định Geneva. Ngay sau khi hội nghị kết thúc, Diệm công khai tuyên bố không có ý định đàm phán với cộng sản. Cảnh sát Sài gòn bắt đầu truy bắt những phần tử cảm tình với Việt minh, đóng cửa những điểm tuyên truyền cho bầu cử, đàn áp hai giáo phái Cao đài và Hòa hảo, thanh lọc những phần tử trung thành với Bảo đại vì Diệm cho ông này là tay chân của bọn thực dân Pháp. Thái độ hiếu chiến của Diệm làm nhiều quan chức Mỹ lúng túng. Tuy vậy, trên thực tế, Mỹ đã quyết định giữ một Nam Việt nam không cộng sản là quan trọng với những lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực. Mùa thu 1954, tổng thống E gửi tướng J Lawton Collins (có biệt danh là Joe "ánh chớp" nhờ tính quyết đoán từ trong chiến tranh thế giới thứ 2) sang làm cố vấn tổng thống điều phối các hoạt động của Mỹ tại Nam VN. Từ Sài gòn, Collins đã nhiều lần đề xuất thay Diệm bằng một nhân vật ôn hòa hơn để lấy lòng Pháp và người dân. Nhà trắng đã bắt đầu xem xét đề nghị này. Nhưng đến tháng 4/1955, Diệm đã thành công trong việc thanh lọc tất cả các đối thủ, đẩy Washington vào thế phải hết lòng ủng hộ Diệm. Eisenhower nói với Collins, cơ hội thành công của Mỹ tại Nam VN đã từ 10% lên đến 50%. Ngay sau đó, Diệm tuyên bố từ chối đề nghị của Hà nội tiến hành bầu cử.

Một báo cáo của CIA lúc đó đã khẳng định, nếu tiến hành bầu cử thì Việt minh sẽ thắng, không chỉ vì uy tín rộng lớn của H trong dân chúng mà DRV có kỹ thuật vận động chính trị tốt hơn hẳn chính quyền Diệm. Quan điểm quần chúng tại Mỹ cũng bắt đầu cho rằng Việt minh không chỉ là một nhóm yêu nước đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân mà là những đặc vụ cộng sản chính hiệu, nhất là sau khi được xem những thước phim hãi hùng về hàng ngàn người bỏ chạy vào Nam. Tuy nhiên Washington cũng cảm thấy bất tiện khi để Diệm công khai từ chối bầu cử, coi thường hiệp định. Họ đề nghị Diệm cứ đàm phán và đặt ra những điều kiện mà Việt minh chắc chắn sẽ không chấp nhận ví dụ như giám sát bầu cử quốc tế, sau đó đổ lỗi cho Hà nội. Tuy nhiên, được sự hậu thuẫn của một số quan chức Mỹ ở Sài gòn, Diệm đã bỏ ngoài tai những "góp ý" này. Mỹ đâm ra rơi vào thế khó xử, vì chính họ đã tuyên bố tại Geneva rằng: "Bất cứ việc xâm phạm hiệp định nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường". Liệu Mỹ có coi việc cộng sản tràn vào Nam là vi phạm nếu bản thân Diệm đã từ chối tuân thủ hiệp định? Nhưng cuối cùng Mỹ cũng phải nghe theo Diệm, ngoại trưởng Mỹ Dulles tuyên bố trong một cuộc họp báo, rằng mặc dù Mỹ không phản đối bầu cử tuy nhiên tại thời điểm này, các điều kiện là chưa chín muồi.

Hà nội hết sức ngạc nhiên trước việc Diệm nhanh chóng củng cố được quyền lực và được Mỹ ủng hộ, vì xưa nay vẫn đánh giá thấp những phần tử dân tộc không cộng sản. Trong cuộc họp Bộ chính trị cuối năm 54, H đã kêu gọi các đồng chí kiên trì, tìm cách hợp tác với Pháp, cô lập Mỹ và tay sai. Hội nghị trung ương tháng 3/1955 công bố sách lược chú trọng xây dựng miền Bắc và giải quyết vấn đề miền Nam thông qua con đường ngoại giao. Tháng 6/1955 H cùng với Trường Chinh đi thăm Bắc kinh và Matxcơva để kêu gọi các đồng minh gây sức ép lên Mỹ và Diệm. Tuy nhiên kết quả chuyến đi không được khả quan lắm. Cả Nga và TQ đều đang tìm cách giảm căng thẳng với Mỹ và không muốn để Việt nam trở thành trở ngại. Để bù lại, cả hai hứa sẽ tăng viện trợ kinh tế (TQ cho 200 triệu còn Nga cho 100 triệu đô), đồng thời cung cấp ngay lương thực chống lại nạn đói đang đe dọa miền Bắc. Ngày 22/7, trong bài phát biểu về nước, H đã cảm ơn sự giúp đỡ của Nga và TQ, tuy nhiên cũng cảnh báo nhân dân rằng Việt nam sẽ phải dựa vào chính sức mình để thống nhất đất nước. Hội nghị trung ương tháng 8 khẳng định lại chính sách thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình với khẩu hiệu "Xây dựng miền Bắc, hướng về miền Nam".

Quyết định này của Hà nội không giúp được gì mấy cho các đồng chí của mình ở phía Nam. Hè năm đó, Diệm tuyên bố mở chiến dịch "Diệt cộng" nhằm tiêu diệt hoàn toàn những lực lượng còn lại của Việt minh. Hàng ngàn người bị bắt giữ, đưa vào các trại tập trung, chuồng cọp và bị thủ tiêu. Một lão thành là Nguyễn Văn Linh nhớ lại đó là thời ác liệt nhất và họ phải chiến đấu cho sự sống còn của mình. Chính sách hòa hoãn của Hà nội đã làm nhiều cán bộ phía Nam không đồng tình. Một số xin ly khai. Số khác gia nhập các phe phái như Hòa Hảo, Cao Đài cùng chống lại Diệm.

Để tranh thủ sự hỗ trợ của đông đảo dân chúng, tháng 9/1955 Mặt trận Tổ quốc Việt nam được thành lập "liên kết tất cả mọi người Việt nam, không phân biệt tôn giáo, đảng phái,... thành tâm ủng hộ độc lập và thống nhất đất nước". Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng theo đuổi chính sách "kinh tế mới" chấp nhận kinh tế tư nhân và các "chuyên gia tư sản", với mục tiêu trong một năm khôi phục kinh tế trở lại mức năm 1939. Nhà nước có can thiệp vào chính sách giá cả và phân phối hàng tiêu dùng chỉ với mục đích chống lạm phát và đầu cơ. Đường lối ôn hòa này không được các phần tử cấp tiến do Trung quốc đứng đằng sau ủng hộ. Một vũ khí của hội này là tìm cách đưa cuộc đấu tranh giai cấp vào nông thôn dưới danh nghĩa cải cách ruộng đất. Trong chiến tranh với Pháp, H đã luôn chống lại những biện pháp cực đoan, tuy nhiên cuối năm 1953, dưới sức ép của TQ, ông đã phải nhân nhượng để có thể động viên được dân nghèo cho chiến dịch Điện biên phủ. Bây giờ chiến tranh đã kết thúc, Đảng quyết tâm hoàn tất chương trình, chuẩn bị cho việc tập thể hóa tất cả ruộng đất ở nông thôn. Tháng 9/1954, H tuyên bố chính sách "người cày có ruộng". Tuy nhiên, ông cũng thổ lộ với một số cộng sự tin cậy là bản thân ông không thấy "cấp bách", chẳng qua là muốn làm vừa lòng Bắc kinh và các đồng chí quá khích như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt. Đảng muốn áp dụng mô hình tương tự như Mao đã làm tại TQ với các tòa án lưu động, xử những phần tử có "nợ máu" với dân. Từ năm 1952, Lê Đức Thọ đã phát biểu: "muốn nông dân đứng lên, phải khơi dậy lòng căm thù và giải quyết những quyền lợi thực tế của họ"

Chiến dịch bắt đầu từ mùa hè 1954, trong khoảng 50 xã ở Thái nguyên do Hoàng Quốc Việt trực tiếp lãnh đạo. Mặc dù diễn ra tương đối ôn hòa và chỉ có vài trường hợp bạo lực, một cơn sốc đã lan khắp nước, đe dọa chính sách hòa hợp của HCM công bố mùa thu 1954. Những đợt sóng cải cách liên tiếp diễn ra vào mùa đông và mùa xuân năm 1955. Mặc dù xã luận báo Nhân dân trong tháng hai đã cảnh cáo về bệnh "tả khuynh", rất nhiều các đội viên cải cách được chuyên gia Trung quốc tập huấn và gửi về nông thôn 3 cùng với nông dân. Các đội viên thường kích động dân làng phê phán những phần tử bóc lột. Rất nhiều người bị kết tội "chống lại nhân dân" và bị thủ tiêu.Trong một số trường hợp, dân làng đã lợi dụng để trả thù riêng. Hàng ngàn người đã từng hỗ trợ Việt minh, giờ bị quy là phản bội và xử lý. Các cán bộ "nòng cốt" tấn công những cựu binh vừa hoàn thành nhiệm vụ về quê. Kể cả những người có mối quan hệ cấp cao cũng không thoát. Có trường hợp, đích thân HCM đã can thiệp với địa phương mà gia đình cán bộ vẫn bị dân làng cô lập, đánh đập, mất hết cả nhà cửa đất đai, phải dựng một túp lều ngoài rìa làng, cầm cự qua ngày. Một người cháu của ông này tên là Dương Vân Mai Elliot đã kể lại: Mỗi khi bác tôi ra ngoài là bị trẻ con xúm vào ném đá, người lớn thì chửi rủa. Bác tôi cứ phải cúi đầu nhẫn nhục: "Con lạy các ông các bà tha cho...". Địa chủ trở thành chỗ cho dân nghèo trút cơn giận dữ vì cuộc sống khó khăn của họ. Một số thì muốn lấy lòng các đội viên cải cách đang nắm quyền, số khác thì chẳng qua vì ghen tức với tài sản của địa chủ" 4

Tất nhiên một phần bạo lực có nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích lũy bao đời nay trên những cánh đồng lúa. Hậu quả của những hành động này nhiều khi rất bi thảm, nhưng có thể nhìn nhận như những sản phẩm phụ không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào. Nhưng cũng có nhiều bằng chứng cho thấy các lãnh đạo Đảng đã trực tiếp cổ vũ cho bạo lực. Trường Chinh, một người thân Mao, đã công khai quan điểm ủng hộ "cuộc chiến tranh giai cấp tại nông thôn". Cùng ban lãnh đạo cải cách, ngoài Hoàng Quốc Việt, thứ trưởng bộ nông nghiệp Hồ Việt Thắng còn có Lê Văn Lương, trưởng ban bí thư. Lương thường xuyên kêu gọi nhân dịp này làm trong sạch Đảng. Cũng chính các vị này đã đặt ra chỉ số 5% dân số tại mỗi làng là kẻ thù giai cấp, bất chấp trên thực tế tại nhiều làng quê, ngay cả những người được coi là khá giả nhất cũng chỉ tạm sống được 5.

HCM có thể đã bị bất ngờ về mức độ bạo lực của cuộc cải cách ruộng đất. Mặc dù trên thực tế có vẻ như ông chia sẻ quan điểm phải tiến hành đấu tranh giai cấp tại nông thôn. Trên hội nghị cán bộ ở Thái nguyên vào cuối năm 1954, ông đã tuyên bố: Cần phải củng cố lại bộ máy tại làng xã: ủy ban hành chính, dân quân, hội nông dân, thanh niên, phụ nữ... Nếu còn những phần tử xấu trong các tổ chức đó, sẽ rất khó tiến hành cải cách như giảm thuế nông nghiệp. Phải có những biện pháp thích hợp với các phần tử này. Nếu giáo dục được, hãy giáo dục. Nếu cần cũng phải khai trừ, cách ly. Đó là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay.

Tuy nhiên H chống lại việc sử dụng cách đối xử không chọn lọc và phản đối các biện pháp bạo lực

Không thể nói cả một nhóm người hoặc đều tốt hoặc đều xấu. Ơ đâu cũng có người tốt, người xấu và phải dựa vào dân để xác định.... Một số đồng chí vẫn sai lầm ưa thích dùng tra tấn, biện pháp mà bọn thực dân, đế quốc đã làm. Chúng ta có chính nghĩa, tại sao phải làm như vậy?

Quan điểm của H không được hưởng ứng rộng rãi. Ngay tại Thái nguyên, một địa chủ đã từng che dấu Hoàng Quốc Việt và Trường Chinh trong kháng chiến, đã bị xử tội chết. Khi dân làng kéo đến phản đối, họ liền bị quy là tay sai của kẻ thù. Mãi đến khi H biết chuyện, rỉ tai Chinh, ông này mới được giảm tội chết. Nhưng đấy là trường hợp hiếm. Đến cuối năm 1956, đã có hàng ngàn người bị thủ tiêu và vô khối những người khác bị đánh đập, giam cầm, làm nhục. Chắc chắn là H biết về bạo lực tràn lan, nhưng bất lực vì sợ làm mất lòng Mao và các cán bộ Trung quốc lúc đó đang ỏ Việt nam. Tháng 3/1955, hội nghị trung ương họp tại Hà nội với chủ đề chính là cải cách ruộng đất. Mặc dù H và các đồng chí đã được báo cáo về tình trạng bạo lực, tại thời điểm đó, việc Mỹ thành lập khối SEATO, rồi thả các toán biệt kích ra quấy rối ở miền Bắc đang làm nhức đầu lãnh đạo và càng làm cho họ tin rằng cách mạng ở nông thôn là cần thiết. Hội nghị đã kêu gọi phải tiến hành cải cách một cách thận trọng, nhưng cũng đã ra tuyên bố là "hữu khuynh" (coi nhẹ việc cải cách XHCN, tập trung thống nhất đất nước) là nguy hiểm hơn "tả khuynh". H tỏ ra không hài lòng với sự chuẩn bị không cẩn thận của hội nghị và kêu gọi các đồng chí phải đoàn kết. Những làn sóng cải cách liên tiếp diễn ra sau đó. Hơn 20 ngàn cán bộ được gửi thêm về nông thôn. Đến giữa mùa hè thì việc Diệm sẽ không tham gia bầu cử đã trở nên quá rõ ràng, xóa bỏ mọi cố gắng thuyết phục hoãn cải cách cho đến khi nước nhà được thống nhất. Tháng 8, báo Nhân dân đăng xã luận đả kích quan điểm "của một số đồng chí cho rằng cần tập trung nỗ lực thống nhất đất nước và việc củng cố quyền lực ở miền Bắc là mâu thuẫn với cuộc đấu tranh thống nhất". Tại hội nghị toàn thể lần thứ 8, ủy ban Trung ương kêu gọi đẩy mạnh cải cách ruộng đất như một công cụ để tiêu diệt các phần tử phản cách mạng ở nông thôn. Giữa đỉnh cao của cuộc cải cách vào cuối năm, HCM vẫn tìm cách "giảm nhiệt", trong cuộc gặp mặt các cán bộ cải cách tại Hà bắc ngày 17/12, H đã ví CCRĐ như một bát súp nóng, chỉ có thể ngon nếu húp từ từ. Tuy nhiên những cố gắng của H lọt thỏm trong khí thế sôi sục lúc đó. UB đoàn kết nông dân gửi thư, liên kết trực tiếp những người có đất với những hành động phản cách mạng tại nông thôn. Ngày 14/12, UBTƯ đã gọi CCRĐ là "trận Điện biên phủ chống lại bọn phong kiến ở miền Bắc". Đến đầu xuân năm 1956 thì đã có rất nhiều quan chức đảng và chính phủ tại Hà nội có người thân và gia đình bị ảnh hưởng tại quê. Trên báo chí lác đác xuất hiện những bài bào phê phán. Thư ký riêng của H, ông Vũ Đình Huỳnh (người mà Trường Chinh luôn nghi ngờ và gọi là tay chân của bọn phản động) đã dũng cảm nhắc: "Máu của các đồng chí ta đang đổ, lẽ nào Bác lại ngồi yên?" H lại kêu gọi các đồng chí của mình thận trọng khi phân loại các địa chủ và gán cho họ mác phản cách mạng. Tháng 4, khi thăm một xóm chài, H nhấn mạnh không phải chủ thuyền nào cũng bóc lột và gian xảo. Con thuyền không những chỉ cần những tay chèo mà còn cần cả những người cầm lái. Giữa tháng 5, báo Nhân dân phê phán việc đối xử bất công với con em các địa chủ. Vài tuần sau, một bài báo khác chỉ trích một số cán bộ đã "thổi phồng nguy cơ về kẻ thù, quy kết vội vã từ một vài hiện tượng riêng biệt"6.

Gió có vẻ đã đổi chiều. Ngoài lý do có quá nhiều quan chức Việt minh không hài lòng vì trở thành nạn nhân, có một sự kiện xảy ra cách Hà nội hàng chục ngàn dặm đã ảnh hưởng đến cuộc CCRĐ. Tháng 2/1956, tại đại hội 20, đảng CSLX, Nikita Khrutsop bất ngờ lên án mạnh mẽ xếp cũ là Stalin. K kết tội Stalin tạo nên sự "sùng bái cá nhân", mâu thuẫn với những quan điểm dân chủ của Lê nin, và đàn áp dã man các đồng chí trong đảng không có cùng quan điểm. Thêm vào đó, ông này đã có một loạt những quyết định đối ngoại sai lầm trong chiến tranh thế giới thứ Hai dẫn đến những hậu quả nặng nề. K kêu gọi các đại biểu "tự kiểm điểm" để không bao giờ lặp lại những sai lầm đó. Bài phát biểu của K làm Bắc kinh cảnh giác vì sợ liên lụy đến Mao và uy tín của Đảng. Hà nội có vẻ tù mù hơn. Trường Chinh và Lê Đức Thọ dự đại hội cũng không có bình luận gì. Báo Nhân dân kêu gọi "nghiên cứu kỹ chủ nghĩa M-L và áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện Việt nam". Một số lãnh đạo Đảng, không hài lòng với sự tràn ngập hình ảnh của "Bác Hồ" trong công chúng, đương nhiên cảm thấy khoái trá thầm vì những phê phán sùng bái cá nhân tại Liên xô. Trường Chinh đã viết "chủ nghĩa xã hội và sự ca tụng cá nhân khác nhau như nước với lửa". Những sự kiện diễn ra ở Liên xô chắc chắn đã có ảnh hưởng tới Việt nam. Tại hội nghị mở rộng của Ban CHTƯ tháng 4, Đảng đã thừa nhận chưa có được sự dũng cảm thừa nhận khuyết điểm và tinh thần tự phê bình như đảng CSLX. Phát biểu tại hội nghị, H cho rằng những ảnh hưởng của thực dân và phong kiến trong các tổ chức đảng, có thể được khắc phục thông qua phê và tự phê. H cũng nhắc đến tệ sùng bái cá nhân, tuy chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cản trở sự nhiệt tình và hết mình của các đảng viên khác. H kêu gọi tinh thần lãnh đạo tập thể tại tất cả các cấp của Đảng. Rõ ràng là bài phát biểu của K đã giúp H một công cụ thuyết phục các đồng chí mình đánh giá lại sách lược CCRĐ. Ngay sau hội nghị, nhiều cuộc họp tiếp theo được tổ chức khắp nơi để thảo luận các nghị quyết. Một số cá nhân bị bắt giam vì tội phản cách mạng được thả. Ngày 1/7, H gửi thư cho hội nghị cán bộ cải cách ruộng đất nêu rõ, cuộc cải cách đã cơ bản thành công nhưng những sai lầm nặng nề đã hạn chế kết quả của nó. Nhiều người trực tiếp tham gia chưa hoàn toàn nhất trí về độ nghiêm trọng của vấn đề. Trong một bài báo, Lê Văn Lương thừa nhận là có những sai lầm nhưng cho đó là cần thiết vì nhiều nơi chính quyền thực chất đã bị các phần tử cách mạng chiếm giữ. Ngày 17/8, H tuyên bố: "lãnh đạo cao cấp của đảng và Nhà nước đã có những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự thất bại của CCRĐ trong việc tạo nên khối đoàn kết tại nông thôn" Đây cũng là chủ đề chính của hội nghị TƯ 10, tháng 9/1956. Tuyên bố của hội nghị nghiêm khắc một cách khác thường

Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị TƯ lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành TƯ nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Ban chấp hành TƯ đã cho thôi chức một loạt những nhân vật quan trọng trong đó có 4 thành viên chủ chốt của CCRĐ. Trường Chinh thôi giữ chức Tổng bí thư, Hồ Việt Thắng ra khỏi Ban chấp hành, Lê Văn Lương bị loại khỏi bộ chính trị và ban bí thư, Hoàng Quốc Việt cũng bị cách chức ủy viên Bộ chính trị. Vài ngày sau, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định hủy các tòa án nhân dân tại mức xã, chuyển các ủy ban cải cách sang nhiệm vụ cố vấn, không có quyền thực thi. Những ai bị xử oan được ân xá, tài sản tịch thu một cách bất hợp pháp được trả lại.

Việc Tổng bí thư bị cách chức là một sự kiện vô tiền khoáng hậu với một đảng luôn tìm cách xoa dịu những cuộc đấu đá phe phái vốn rất đặc trưng cho đảng CS LX và TQ. Các đồng chí của Chinh vội vàng tìm người thay. Ứng cử viên số 1 hiển nhiên là Giáp, vốn đứng thứ 3 trong thang quyền lực (sau H và Chinh), lại đang rất nổi sau chiến thắng Điện biên phủ. Tuy nhiên cũng có lẽ vì Giáp quá nổi tiếng nên một số đồng chí tỏ ra e ngại, vả lại đảng cũng không ưa việc tập trung quyền lực đảng với quyền lực quân đội. Bởi thế H tạm thời giữ chức Tổng bí thư. HCM không trực tiếp tham gia thiết kế và triển khai chương trình CCRĐ, tuy nhiên cũng khó có thể nói là hoàn toàn vô can. Chính H đã phê duyệt sự ra đời của chương trình và đã tuyên bố là cuộc cải cách đã "thành công" mặc cho những sai lầm rành rành. Trong những lúc nói chuyện thân mật với các đồng chí của mình, H cũng đã thừa nhận: "Bác đã thiếu dân chủ, không nghe, không thấy. Bởi thế tất cả chúng ta phải tiến hành dân chủ. Bác thừa nhận khuyết điểm trong vụ này. Từ nay tất cả các lãnh đạo trung ương phải nghe, quan sát, suy nghĩ và hành động. Bài học này phải trở thành nguồn cổ vũ mới cho chúng ta" 7.

Đối với Chinh, vụ việc là một thất bại nặng nề. Hơi xa lạ, ông này không được các đồng chí yêu quý không phải vì sự tàn bạo mà vì sự lạnh lùng và hơi thiếu tình người. Khi thực hiện chương trình theo gợi ý của các chuyên gia TQ, Chinh không hề nghi ngờ sự đúng đắn của nó, theo các tiêu chuẩn về ý thức hệ của mình. Chinh đủ kiêu ngạo để không bao giờ tỏ ra thất bại trước công chúng, cũng không bao giờ nhắc đến chuyện này khi nói chuyện với các đồng chí. Chinh cũng sẵn sàng bảo vệ những quan điểm của mình. Vài tuần sau hội nghị 10, Chinh còn tuyên bố, mặc dù có những sai lầm, CCRĐ là một cuộc cách mạng và "chuyển giao quyền sử dụng đất một cách hòa bình chỉ có thể là ảo tưởng" Đảng đã phản ứng quá chậm để tránh được một cuộc bạo động đầu tiên của dân chúng kể từ khi chiến tranh kết thúc. Đáng buồn hơn nữa là vụ việc lại xảy ra tại Quỳnh Lưu, cách quê của H không bao xa. Đa số dân ở đây theo Thiên chúa và ủng hộ Việt minh chống Pháp, tuy nhiên quan hệ với chính quyền chưa bao giờ được coi là hoàn toàn tin cậy. Sau đình chiến, khoảng 600,000 tín đồ Thiên chúa giáo đã chạy vào Nam nhưng cũng còn khoảng 900,000 ở lại. Chính quyền cố gắng thuyết phục số này tin là họ sẽ không bị đối xử tàn tệ. Ủy ban công giáo yêu nước và yêu hòa bình được thành lập. H cũng thường xuyên tìm cơ hội phát biểu trước công chúng về quan điểm của chính phủ với tôn giáo. Các giáo chủ mới được bổ nhiệm, các trường dòng mở cửa trở lại và 6/1955 chính phủ chính thức công nhận quyền lực của Vatican mặc dù vẫn cấm các hoạt động tuyên truyền chống phá chính phủ. Tuy nhiên, CCRĐ đã phá hỏng tất cả. Các cán bộ cải cách với cái nhìn đầy nghi ngờ, thường quy cho các tín đồ công giáo là phản động. Trên thực tế, những người này cũng là những người có uy tín ở địa phương và hay phát biểu chống lại cải cách. Bản thân Nhà thờ, sở hữu khoảng 1.3% đất canh tác, cũng chẳng ưa gì cải cách. Vấn đề ở Quỳnh Lưu âm ỉ từ năm 1955 khi nhiều dân làng cho rằng chính quyền tìm cách ngăn cản họ vào Nam. Đến hè 1956 thì bùng lên do những cáo buộc về phân biệt tôn giáo và đàn áp trong CCRĐ. Tháng 11, phái đoàn của UBKTQT đến thanh sát, bạo lực đã nổ ra khi đám đông dân làng xô xát với cảnh sát địa phương để đưa bản tố cáo cho ủy ban. Ngày 13/11, hàng ngàn người trang bị vũ khí thô sơ tràn vào thị trấn Quỳnh lưu. Quân đội đã ra tay làm vài người thiệt mạng. Hôm sau, một sư đoàn quân chính quy được phái đến chiếm đóng toàn bộ khu vực, bắt giữ một số chủ mưu. Khi đoàn thanh tra của chính phủ đến, đa số những người này được thả và trả lại tài sản. Tuy nhiên quan điểm của Đảng chưa phải đã thống nhất, Trường Chinh, lúc đó là chủ tịch ủy ban CCRĐ, khi báo cáo về vụ việc đã cho rằng, "một số phần tử" nguy hiểm đã được tha một cách vô lý, Chinh còn kêu gọi tìm mọi cách để "bọn địa chủ" không thể trở lại thống trị nông thôn. Sự kiện Quỳnh Lưu, tuy có hơi hướng tôn giáo, và không phải là phổ biến trong CCRĐ đã là dấu hiệu rõ ràng cho thấy CCRĐ đã chia rẽ sâu sắc nội bộ lãnh đạo Đảng, làm giảm nghiêm trọng sự tin tưởng của nhân dân miền Bắc vào tính chất của Đảng. Vào cuối tháng 10/1956, Giáp đã phát biểu thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng, trước đám đông thân quyến của những gia đình bị hại, tụ tập trước cửa trụ sở ủy ban TƯ. Theo Giáp, Đảng đã thổi phồng số lượng địa chủ, đánh đồng tất cả họ là phản cách mạng vì thế đã phá vỡ khối đoàn kết dân tộc. Đảng cũng đã vi phạm những nguyên tắc tự do tôn giáo, và không đánh giá xứng đáng sự đóng góp của nhiều cựu chiến binh khi trở về làng. H giữ im lặng cho đến khi phát biểu trước cuộc họp quốc hội tháng 2/1957. Mặc dù xác nhận những sai lầm, H vẫn bảo vệ mục đích của chương trình nhằm giải phóng nông dân khỏi nghèo đói và sự bóc lột của địa chủ. H đã khóc khi nhắc đến những người phải chịu nhiều đau khổ trong chương trình.

H không phải không có lý. Khoảng hơn 2 triệu mẫu ruộng đã được chia cho khoảng 2 triệu gia đình nông dân nghèo, bằng một nửa lao động tại nông thôn thời đó. Tại các làng xã, sự thống trị đời đời của giai cấp địa chủ bị phá vỡ, nhường chỗ cho một chính quyền mới của người nghèo và trung nông. Nhưng cái giá phải trả cũng rất đắt. Theo những thống kê ưu ái nhất, cũng phải có đến 3000-5000 người bị xử bắn, thường là ngay sau khi bị tòa án xã kết tội. Khoảng 12000-15000 bị tống giam oan ức, và không biết bao nhiêu người nữa bị đàn áp, xua đuổi vì có quan hệ với nạn nhân. Tổ chức đảng tại địa phương cũng chịu tổn thất nặng nề. Một nghiên cứu vào năm 1980 cho rằng, hơn 30% số chi bộ tại địa phương đã phải giải tán vì mất người. Tại Bắc ninh, chỉ còn 21 bí thư chi bộ trong số 76 xã còn tại vị khi cơn bão cải cách lắng xuống.

Tại thành thị cũng cảm nhận rõ ràng hậu quả xã hội của CCRĐ đối với các thành phần trí thức, những người đã hết lòng ủng hộ chương trình của Việt minh gắn chặt độc lập dân tộc với những cải cách ôn hòa. Uy tín của Đảng đối với những phần tử này thực chất đã bắt đầu giảm sút từ những năm 1951, khi TQ khuyến khích phong trào chỉnh huấn. Nhhiều người trong số họ cảm thấy bị sỉ nhục khi bị bắt buộc dung hòa tinh thần yêu nước với những tiêu chuẩn đạo đức cách mạng của Mao. Một số đã rời bỏ hàng ngũ, số khác thì tìm cách biện minh rằng cuộc kháng chiến gian khổ đòi hỏi sự hy sinh của cá nhân. Nhà văn Phan Khôi đã nhận xét, vị ngọt của tinh thần yêu nước, như đường trong cafe, đã pha nhạt vị đắng của lãnh đạo Đảng và cứu rỗi nhân cách của người trí thức. Sau hiệp định Geneva, những ngụy biện như vậy bắt đầu bị lung lay, khi vấn đề độc lập dân tộc bị lấn lướt bởi nhu cầu xác định vai trò của Đảng. Câu chuyện về nhà văn trẻ Trần Dần có thể nói rất đặc trưng cho nhiều trí thức trong giai đoạn đó. Là cựu binh tại Điện biên phủ, Dần đã viết một truyện ngắn về chiến trường theo phong cách thời thượng lúc đó là hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hòa bình lập lại, Dần được cử sang TQ tu nghiệp và viết kịch bản phim dựa trên truyện của mình. Tại đây Dần gặp Hồ Phong, một nhà văn luôn kêu gọi tự do sáng tác. Trở về nước, Dần viết lại câu chuyện của mình, thay thế việc miêu tả chủ nghĩa anh hùng và tinh thần hy sinh bằng một câu chuyện thực hơn về những gian khổ của người lính trong cuộc chiến tranh ác liệt. Mùa đông 1954-1955, Dần và một số đồng nghiệp cùng chí hướng trong ban tuyên huấn quân đội soạn thảo một bức thư dự kiến gửi Ban chấp hành TƯ có tiêu đề: "Những đề xuất về văn hóa chính trị", kêu gọi tự do hơn cho các nghệ sĩ khi phản ánh sự thật về cuộc chiến đã qua. Đầu tiên có vẻ như bức thư được sự tán đồng của một số quan chức chính trị. Sau đó, các chiến sĩ tư tưởng cảm thấy có vấn đề không ổn và ra tayhành động. Lãnh đạo cuộc chiến làm trong sạch hóa tư tưởng là Tố Hữu, người rất nổi tiếng vì những bài thơ phổ biến thời trước cách mạng và trong kháng chiến, bây giờ được giao trách nhiệm canh gác tâm hồn cho Đảng. Từ năm 1949, như nhà cổ súy cho "nghệ thuật vị nhân sinh", TH đã kêu gọi loại bỏ những ảnh hưởng phản động của phong kiến và tư bản trong nền văn hóa cách mạng Việt nam non trẻ. Ngoài việc bị kết tội đòi thoát khỏi sự kiểm soát về tư tưởng của Đảng, Dần còn bị cáo buộc là có "cách sống tư sản" và bị tống giam trong thành. Trong tù, Dần viết:"Tôi chẳng thấy gì, ngoài mưa rơi trên cờ đỏ" 8. Nhưng những men thay đổi từ bức thư của Dần, với việc bạo lực của CCRĐ gây bất mãn nặng nề, cộng thêm ảnh hưởng của bài phát biểu của Khrutxop đã kích động các trí thức khác. Mùa xuân năm 1956, tạp chí Giai phẩm ra đời, có một số bài phê phán đường lối của chính phủ. Tuy có ý kiến phản đối, nhưng Giai phẩm vẫn ra được những số tiếp theo trong mùa hè, khuyến khích sự ra đời của tạp chí nữa có tên là Nhân văn. Các nhà văn Việt nam được tiếp sức bởi phong trào Trăm hoa đua nở tuy ngắn ngủi nhưng đã kêu gọi toàn dân góp ý cho Đảng CSTQ. Hoàng Cầm đã viết một bài tố cáo chính quyền đàn áp Trần Dần và bảo vệ những quan điểm của Dần. Nhiều bài khác nói về những đau khổ của nhân dân trong cải cách ruộng đất cũng như đả kích chính quyền quan liêu. Các phần tử tả khuynh nghe ngóng tình hình, chưa vội hành động ngay. Thậm chí hội nghị TƯ lần thứ 10 hồi tháng 9 còn kêu gọi mở rộng quyền tự do dân chủ. Tháng 12, chủ tịch nước ra sắc lệnh xác nhận quyền tự do (tuy còn hạn chế) của báo chí.

Những sự kiện ở Quỳnh lưu đã đánh động Đảng. Trường Chinh đăng đàn diễn thuyết về văn hóa mới của Việt nam mang nội dung xã hội chủ nghĩa trong hình thức dân tộc. Mặc dù chẳng ai hiểu Chinh nói thế nghĩa là gì. Khi một trí thức kêu ca vì không được tự do ngôn luận, Chinh đã "ngạc nhiên" trả lời: "thế à, nhưng các anh chẳng được thoải mái phê phán chủ nghĩa đế quốc sao?" Cuối tháng 12, cả Nhân văn lẫn Giai phẩm đều bị đóng cửa. Một số trí thức được đưa đi học lại về Max-Lenin. Lão thành Phan Khôi bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, tống giam và chết trong tù trước khi bị xét xử. Trần Dần bị khai trừ khỏi Đảng, mặc dù Dần vẫn trung thành với những tư tưởng không tưởng của mình, Dần tuyên bố mình là "người cộng sản không đảng" a name="t9" href="#n9">9.

Không dễ dàng đánh giá vai trò của H trong cả hai vụ CCRĐ và đàn áp trí thức. Những người ủng hộ cho rằng H không trực tiếp tham gia và thường xuyên nhắc nhở các đồng chí của mình không nóng vội và phải biết phân biệt đâu là những phần tử phản cách mạng đích thực. Phe đả kích thì cho rằng, dù không trực tiếp cầm dao thì ít ra H cũng đã tạo điều kiện cho những đao phủ. Thêm nữa, khi sự việc đã xảy ra, H đã không dùng uy tín tuyệt đối của mình để hạn chế hậu quả của nó. Rõ ràng là mặc dù cá nhân không ưa dùng những biện pháp bạo lực đối với đối thủ, H sẵn sàng chấp nhận (theo thời gian) để các trợ thủ của mình hành động vì những lợi ích lớn hơn của sự nghiệp. Trong một số trường hợp, do H quen biết cá nhân với rất nhiều nhà trí thức, H có can thiệp nhưng thường là không có kết quả. Người trong gia đình của một nạn nhân đã trực tiếp nói với tác giả (WD) rằng, H đã cố gắng thay đổi chế độ đối xử trong tù của vị trí thức đó. Có thể nói H trở thành tù binh của chính hệ thống do mình dựng nên, một con ruồi ở trong chai, không có khả năng thoát khỏi logic nghiệt ngã của hệ thống sẵn sàng "hy sinh" cá nhân cho "những mục đích cao cả" của kế hoạch lớn.

Mặc dù Hà nội chỉ quan tâm nhiều đến bài phát biểu chống Stalin của Khrutxop, đại hội 20 Đảng CSLX còn có những nghị quyết quan trọng về chiến lược "chung sống hòa bình". Kh cho rằng đó là cách duy nhất để tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể làm thiệt mạng hàng triệu người ở hai bên chiến tuyến tư tưởng. Vì vậy Moscow có thể sẽ không hứng thú lắm với việc Hà nội tiếp tục cuộc đấu tranh cách mạng để thống nhất đất nước. Tại thời điểm đó, chiến lược này phù hợp với quan điểm của VWP cũng là tìm kiếm thống nhất đất nước qua con đường hòa bình. Tuy nhiên tình hình có thể thay đổi. Cuối đông năm 1956, Văn Tiến Dũng được cử vào Nam để thảo luận với Lê Duẩn, bí thư Trung ương cục từ 1951 (thay Nguyễn Bính), bàn cách xây dựng lại các căn cứ cách mạng và liên kết với hai phái chống đối khác.

Khác với đa số các lãnh đạo khác của đảng, vốn xuất thân từ tầng lớp nho giáo, Duẩn là con trai của một thợ mộc ở Quảng trị. Không có học vấn và truyền thống gia đình, dáng vẻ mảnh khảnh, điệu bộ cứng nhắc, nhưng Duẩn lại thừa tự tin. Ông được coi là nhà tổ chức tài và người phát ngôn cho quyền lợi của miền Nam. Trong anh em, nhiều người không thích Duẩn vì ít khi chịu lắng nghe ý kiến người khác. Duẩn là người toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp thống nhất đất nước, nhưng ông cũng rất thực tế và sẵn sàng kỳ công thuyết phục các đồng chí miền Nam cần phải tính đến các điều kiện quốc tế để có được những sách lược khả thi. Duẩn cho rằng các lực lượng vũ trang chưa sẵn sàng để tiến hành chiến tranh như hồi chống Pháp, nhưng cũng rất bi quan về giải pháp hòa bình. Theo ông, những động thái chính trị phải được hỗ trợ bằng các chiến thắng quân sự "của một quân đội đã từng thắng trận Điện biên phủ" . Tháng 3/1956, Duẩn trình bày với Dũng kế hoạch chuẩn bị để quay trở lại cuộc đấu tranh vũ trang. Sau khi các vị khách ra về, Trung ương Cục quyết định thành lập 20 tiểu đoàn quân chính quy và các đội du kích địa phương.

Tháng 4/1956, lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Liên xô, phó thủ tướng Mikoan sang thăm Việt nam và được đón tiếp nồng nhiệt. Hai tuần sau khi ông này về nước, Hội nghị TƯ9 đã ra nghị quyết ủng hộ những quyết định của Đại hội 20 Đảng CSLX, bao gồm cả chiến lược chung sống hòa bình. Tuy nhiên, không phải tất cả lãnh đạo VWP đều chia sẻ quan điểm này. Trường Chinh, khi đó vẫn là Tổng bí thư đã viết: "nhiều đồng chí không tin vào cương lĩnh chính trị mới cũng như việc thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình, cho rằng đó là ảo tưởng và cải lương" 10.

Không biết có phải Chinh ngụ ý Lê Duẩn không nhưng H cũng có vẻ có chung quan điểm. Mặc dù thường xuyên công khai kêu gọi các đồng chí của mình quan tâm đến giải pháp hòa bình, chưa bao giờ H từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc là quan trong nhất và sẵn sàng sử dụng bạo lực cách mạng nếu cần thiết để thống nhất đất nước. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị 9, H nêu rõ "tầm quan trọng" của những nghị quyết tại Moscow và sự lớn mạnh của các lực lượng hòa bình thế giới, nhưng kết luận: "Chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ chiến tranh" . Hội nghị 9 có thể đã tạm thời làm chậm lại đề xuất quân sự hóa của Duẩn, nhưng không thể kết thúc được những tranh luận trong Đảng về sách lược đối với miền Nam. Giữa tháng 7/1956, báo Nhân dân đăng xã luận dài nhận xét nhiều người vẫn còn "ảo tưởng". Một số thì đơn giản hóa, nghĩ rằng sẽ có bầu cử, bây giờ đâm ra bi quan chán nản. Số khác "e ngại đấu tranh trường kỳ gian khổ" vẫn hy vọng có thể thống nhất bằng con đường hòa bình. Những người thất vọng nhất chính là những cán bộ tập kết. Để xoa dịu số này, H đã gửi một lá thư ngỏ tháng 6/1956 giải thích lý do chưa thể chuyển sang đấu tranh vũ trang. H viết, cuộc đấu tranh sẽ kéo dài và rất gian khổ, chỉ có thể thắng lợi nếu miền Bắc mạnh lên để có thể đảm nhận vai trò hậu phương lớn. "Cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa và sẽ nhất định thắng lợi. Nhưng để xây được một ngôi nhà tốt, cần phải xây một nền móng tốt".

Quan điểm của H về tập trung xây dựng kinh tế tại miền Bắc có vẻ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Miền Bắc đang thiếu lương thực và đội ngũ thợ lành nghề một cách trầm trọng. Trung quốc hứa giúp đỡ xây dựng công nghiệp nhẹ, nhưng trước tiên phải kiếm cái ăn đã. Một nhà thơ thời đó đã viết:

Tôi đã đi qua bao làng mạc Kiến An và Hồng Quảng

Nơi biển rút đi chỉ để lại muối trắng

Nơi đã hai năm không có hạt lúa nào mọc lên

Và tay người đỏ vì móc rễ khoai

Tôi đã gặp bao trẻ còi xương

Ăn rễ cây nhiều hơn gạo 11

Tháng 6/1956, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị "Tình hình và Nhiệm vụ cách mạng miền Nam". Văn bản này nêu rõ, trên thực tế Nam Việt nam đã trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, bởi thế phải sẵn sàng đấu tranh vũ trang để tự bảo vệ. Tuy nhiên hiện tại, cần tập trung cho đấu tranh chính trị. Là thành viên của bộ chính trị, chắc chắn Duẩn phải tuyên truyền chỉ thị này cho các đồng chí phía Nam. Không lâu sau đó, Duẩn viết tập sách "Con đường cách mạng miền Nam", trình bày quan điểm riêng của mình. Trên bề mặt có vẻ như Duẩn đồng ý với chính sách hòa bình trong Đảng. Duẩn tuyên bố hiện tại Đảng có hai nhiệm vụ quan trọng: xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. Chiến lược đấu tranh chính trị hiện nay là phù hợp với tình hình thực tế khi cơ sở Đảng tại chỗ còn quá yếu, cũng như phù hợp với tình hình chính trị thế giới. Tuy nhiên Duẩn nêu rõ sự khác nhau căn bản trong các hiểu "đấu tranh chính trị". Có một số kẻ cố tình hiểu đó là "đấu tranh pháp lý và nghị trường", trong khi đó nhiệm vụ chủ yếu phải là xây dựng lực lượng quần chúng cả về chính trị và quân sự, chuẩn bị sẵn sàng để dành chính quyền, như kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám đã chỉ ra.

Đến cuối năm 56, quan điểm của TQ và Liên xô bắt đầu chia rẽ. TQ cảm thấy rất khó chịu khi LX mạnh tay đưa quân vào Hung và Ba lan, vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các đảng anh em. Bắc kinh còn cho rằng, chính bài phát biểu xét lại của Khrutxop đã cổ vũ trực tiếp cho những cuộc nổi dậy đó. Ngày 18/11 Chu Ân Lai đến Hà nội thăm chính thức Việt nam. Chu hứa hẹn sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước nhưng khá tù mù trước đòi hỏi của Việt nam về việc gây sức ép để thực hiện hiệp định Geneva. Chu tìm kiếm sự ủng hộ của Vietnam trong cuộc đấu khẩu với LX, phê phán chủ nghĩa "Sô vanh nước lớn" và nhấn mạnh 5 nguyên tắc cùng tồn tại. Quan điểm của Chu được một số lãnh đạo DRV đồng điệu nhưng H đã can thiệp để giữ vững cân bằng. Trong tuyên bố cuối cùng, không có nội dung nào đả kích trực tiếp các chính sách của LX.

Hội nghị 11 họp ngay trong tháng 12, sau chuyến thăm của Chu. Quan điểm gần đây của Hà nội là "Con đường cách mạng miền Nam" được coi là có ý nghĩa then chốt lúc đó. Bởi thế chắc văn bản này đã gây ra thảo luận sôi nổi tại Hội nghị và Duẩn đã phải vất vả bảo vệ những quan điểm của mình. Tuy nhiên Hội nghị không đưa ra thay đổi đường lối chính thức nào. Xã luận của tạp chí Học tập ra vài ngày sau hội nghị vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng miền Bắc. Quan điểm của H trong cuộc tranh luận này không rõ ràng. Tháng giêng 1957, phát biểu trước Quốc hội, H nhắc lại lời kêu gọi tập trung xây dựng để biến miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước tuy gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Mặc dù H không bao giờ ủng hộ khủng bố, Ban chấp hành TƯ đã chấp thuận một chiến dịch trừ gian có chọn lọc. Mặc dù đối tượng của chiến dịch này được coi là bọn quan lại tham nhũng, địa chủ bóc lột hoặc phản bội, cũng có khá nhiều nhân vật có uy tín được lòng dân chúng bị tiêu diệt. Có vẻ Đảng đã cảm thấy nguy hiểm khi chính phủ Sài gòn càng ngày càng củng cố được quyền lực. Dấu hiệu rõ ràng nhất về một thời đại mới là việc Lê Duẩn được bầu làm quyền Tổng bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng. Sau khi Chinh bị hạ bệ, H tạm thời nắm chức này, tuy nhiên H chưa bao giờ quan tâm đến điều hành công việc hàng ngày mà chỉ tập trung vào chính sách đối ngoại cũng như các vấn đề thống nhất đất nước. Có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh lý do Duẩn được thăng chức. Có thể là vì những phẩm chất của Duẩn như tính tổ chức, tận tụy và tầm nhìn chiến lược, nhờ nó mà có khi Duẩn được gọi là "Cụ Hồ miền Nam". Một số khác coi đó là biểu hiện của việc thừa nhận tầm quan trọng của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Như một người miền Nam, Duẩn đại diện cho tất cả nhân dân sống phía Nam khu phi quân sự. Có ý kiến nhận xét Duẩn ở xa khó có thể đe dọa ảnh hưởng quyền lực trong bộ chính trị của những người như H và Chinh. Lại có ý kiến Duẩn được ưu tiên hơn Giáp vì đã có vài năm trong nhà tù Pháp, vốn được coi là "trường học lớn" của Đảng, trong khi đó Giáp không những thoát cảnh tù tội mà lại còn xin được học bổng đi học ở Pháp. Vì lý do gì đi chăng nữa thì chắc chắn Duẩn cũng phải được sự ủng hộ của H, người bây giờ đã có thể yên tâm là đệ tử của mình sẽ toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Sau 12 năm, cuối cùng H quyết định chính thức tiết lộ danh tánh mình là Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6/1957, H về thăm quê sau hơn 50 năm lưu lạc.

Trong lúc các nhà lãnh đạo Hà nội đang cố gắng ngăn cản sự chia cách vĩnh viễn đất nước thì Sài gòn lại làm tất cả để biến điều đó thành sự đã rồi. Đầu năm 1957, Liên xô, không tham khảo ý kiến Hà nội, bất ngờ đưa ra đề xuất kết nạp cả hai miền Việt nam vào Liên hiệp quốc. DRV phản ứng kịch liệt. Không lâu sau đó, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu kết nạp Nam Việt nam. Phạm Văn Đồng viết thư phản đối đến đồng chủ tịch của Hội nghị Genevơ là LX và Anh. Vụ việc được "kính chuyển" sang Hội đồng Bảo an và chưa ngã ngũ thì giữa tháng Năm, chủ tịch Xô viết tối cao,bạn cũ của Lenin là Vorosilop đến thăm Hà nội sau khi dừng chân thoải mái ở Trung quốc và Indonexia. Có nhiều đồn đại về lý do của chuyến đi này. Hà nội chắc là muốn tìm hiểu quan điểm của LX về việc thống nhất đất nước, còn LX rõ ràng là muốn thuyết phục Hà nội không manh động, đi theo chính sách "thống nhất trong hòa bình", tránh cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Trong tình hình như vậy, dễ hiểu là Voroshilop không được chào đón trọng thể lắm. Một loạt các sự kiện được hủy để tránh lộ sự bất đồng trước công chúng. Để làm yên lòng chủ nhà, LX hứa sẽ tăng viện trợ kinh tế và không ủng hộ Nam Việt nam đơn phương gia nhập LHQ (tháng 9 cùng năm, LX đã dùng quyền phủ quyết để thực hiện việc này). Báo chí Hà nội tỏ ý hoan nghênh "thái độ đúng mực" này 12.

Hà nội không thể đánh mất sự hỗ trợ ngoại giao và tài chính của Moscow. Tháng 7, H đi thăm LX. Trên đường, H có ghé vào tư vấn với Mao và được khuyên hãy thư thư việc thống nhất. Sau đó H đi thăm một số nước Đông Âu và Bắc Triều. Lúc về, H tuyên bố đã đạt được "quan điểm thống nhất" của khối các nước XHCN 13. Nhưng tình hình có vẻ không hoàn toàn như vậy. Tháng 11, H lại dẫn đoàn gồm cả Lê Duẩn và Phạm Hùng đi Moscow, lần này là để tham gia Hội nghị các Đảng CS. Việc cả Duẩn và cấp phó là Hùng cùng đi chứng tỏ vấn đề miền Nam được rất coi trọng. Mục tiêu của hội nghị là thống nhất quan điểm tiến lên XHCN bằng con đường hòa bình. TQ phản đối quan điểm này vì muốn giải quyết vấn đề Đài loan. TQ sợ LX sẽ phản bội lại lợi ích của cách mạng thế giới dưới chiêu bài "cùng tồn tại hòa bình", vì thế đích thân Mao lãnh đội. Đây là lần đầu tiên Mao rời đất nước kể từ năm 1949. Theo Mao, những thành tựu công nghệ của LX chứng tỏ sự ưu việt của CNXH ("gió đông thổi bạt gió tây") và LX cần phải máu hơn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc toàn cầu. Cuối cùng hội nghị đã thỏa hiệp đưa ra tuyên bố: "trong trường hợp giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực chống lại nhân dân, cần phải xem xét con đường không hòa bình. Lenin đã dạy và lịch sử xác nhận, giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện rời bỏ quyền lực của mình". Các báo cáo của đoàn Italia và Đức cho rằng, chủ yếu là LX và TQ cãi nhau, các đảng khác không tham gia được gì. Tuy nhiên, câu trích trên quá giống với bài phát biểu của H tại hội nghị TƯ 9, nên có thể giả thiết là H đã đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa hiệp giữa hai ông anh lớn. Các nguồn Việt nam khẳng định đoàn Việt nam đã làm rõ với Moscow quan điểm của mình là "bạo lực cách mạng" là phổ biến và chỉ có vài trường hợp cá biệt mới có thể tiến lên CNXH bằng con đường hòa bình. Sau hội nghị, H còn ở lại thêm một thời gian, chắc là để tìm cách hàn gắn sự bất đồng quan điểm cũng như tranh chấp quyền lãnh đạo giữa LX và TQ bởi điều này sẽ có ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến tình hình cách mạng ở Việt nam.

Hội nghị TƯ mở rộng lần thứ 13 họp vào tháng 12/1957 có hai nhiệm vụ: đánh giá kết quả của Hội nghị Matxcova và thảo luận kế hoạch 3 năm tại miền Bắc. Sau khi nghe Duẩn báo cáo, các lãnh đạo Đảng bày tỏ tin tưởng vào sự đoàn kết của các nước XHCN. Không rõ các nước anh em có đoàn kết thật hay không, nhưng mâu thuẫn trong lãnh đạo Đảng tại Việt nam xung quanh ưu tiên của hai nhiệm vụ thống nhất và xây dựng CNXH là sự thật. Suốt 3 năm qua, Đảng đã duy trì một sự đồng thuận mong manh về việc tạm hoãn những cải cách XHCN để củng cố quyền lực và đợi tình hình thống nhất đất nước trở nên rõ ràng hơn. Giờ đây khi vấn đề thống nhất bị hoãn vô thời hạn, phe Trường Chinh yêu cầu tiến hành ngay các cuộc cách mạng XHCN ở cả nông thôn và thành thị miền Bắc trước cuối thập kỷ. Hội nghị đã thông qua kế hoạch 3 năm nhưng rõ ràng là không phải "hoàn toàn nhất trí". Vài tuần sau đó, một số lãnh đạo tiến hành chiến dịch giải thích để chấm dứt: "những tư tưởng rắm rối về mối quan hệ gần gũi giữa cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam". Nguyên nhân chính của các cuộc tranh luận là vai trò mới của Duẩn. So với người tiền nhiệm của mình là H thì Duẩn chỉ như cậu học trò mới lớn. Có thể Chinh quyết tâm thông qua kế hoạch 3 năm để dằn mặt Duẩn. Giáp cũng không thích thú gì vì Duẩn "qua mặt" khi trực tiếp đưa ra sách lược chiến tại tranh miền Nam. Giáp cũng e ngại với khát vọng sôi sục đẩy nhanh chiến tranh ở miền Nam, có thể buộc Quân đội Nhân dân Việt nam (PAVN) phải trực tiếp tham chiến khi chưa được chuẩn bị cẩn thận. Có tin đồn là Duẩn cho đăng xã luận báo Nhân dân đầu tháng 11:"một số đồng chí cần phải hiểu rằng Đảng lãnh đạo quân đội một cách toàn diện" chủ yếu là để "nhắn nhủ" Giáp.

Không thấy H đóng vai trò gì trong cuộc tranh luận này. Thậm chí H còn không dự Hội nghị, trên đường trở về từ Matxcova, H đã ở lại Bắc kinh nghỉ ngơi và chữa bệnh. Thật đáng ngạc nhiên là H cố tình không dự Hội nghị 13 vào thời điểm dự kiến là sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến DRV. Một số đồn rằng H bị sốc sau những sự kiện vừa qua, thậm chí đã chết ở LX. Số khác cho rằng đó là cách để H buộc các đồng chí phải nghe lời khuyên của mình. Ngay sau khi trở về ngày 24/12, H đã phê duyệt các nghị quyết của Hội nghị, kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế ở miền Bắc để chuyển sang phát triển một cách có kế hoạch. Năm ngày sau, báo Nhân dân tuyên bố, Việt nam hiện có 2 cuộc cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ dân tộc ở miền Nam. Để xóa tan mọi nghi ngờ, tháng 3/1958 tại cuộc gặp đại diện Mặt trận tổ quốc, Trường Chinh phàn nàn là một số đồng chí không chịu hiểu tầm quan trọng của xây dựng CNXH ở miền Bắc là một bước chuẩn bị giải phóng miền Nam. Phạm Văn Đồng, khi đó là vây cánh của Chinh cũng khẳng định: "Miền Bắc mạnh hơn sẽ làm cho Việt nam mạnh hơn trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Và con đường làm cho miền Bắc mạnh hơn chính là con đường XHCN".

Mặc dù hơi bị Chinh qua mặt trong cuộc tranh luận về chính sách tại Hội nghị 13, Duẩn cũng đã lợi dụng thời gian để củng cố ảnh hưởng của mình trong bộ máy Đảng và thay thế các nhân vật bị coi là thân Chinh và H. Chiến hữu của Duẩn là Lê Đức Thọ được bầu làm trưởng Ban tổ chức Trung ương, một công cụ hữu hiệu để điều tra và kiểm soát các đảng viên. Thọ (tên thật là Phan Đình Khải) sinh năm 1911 tại ngoại ô Hà nội trong một gia đình nhà nho. Tham gia cách mạng vào cuối những năm 1920, sau đó bị bắt và mất gần 20 năm trong tù. Được tha năm 1945, Thọ được cử vào Nam với bí danh là Sáu, làm phó cho Duẩn. Suy nghĩ nhỏ nhặt, phong cách ranh mãnh và hình ảnh khắc khổ trong con mắt người ngoài, Thọ nhanh chóng được tặng biệt danh là "Sáu Búa" vì cách xử rắn với các đồng chí. Một người khác có thể so sánh được với Thọ về cách làm cho các đồng chí phải run sợ là Trần Quốc Hoàn. Sinh năm 1910 tại Quảng ngãi, thăng tiến trong cuộc chiến với Pháp, Hoàn trở thành Bộ trưởng an ninh DRV năm 1953. Vừa thiếu văn hóa vừa thiếu trí tuệ, lúc nào cũng làm ra vẻ bí mật, xun xoe với cấp trên, Hoàn nổi lên như "Beria của Việt nam". Hoàn là nhân vật chính trong một câu chuyện lâm ly bi thương nhất của DRV. Năm 1955, có một cô gái Cao bằng tên là Xuân đến Hà nội. Lúc nào cũng tươi như hoa, cô lọt vào mắt xanh của vị chủ tịch già và được cho vào làm phục vụ. Sau đó cô gái này có một đứa con trai, được thư ký của H là Vũ Kỳ nhận làm con nuôi. Một ngày đẹp trời năm 1957, người ta tìm thấy thi thể của Xuân bên đường, trông như nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông. Hai cô gái ở cùng phòng với Xuân ngay sau đó cũng mất tích một cách khó hiểu. Đầu tiên, cũng chẳng ai chú ý. Nhưng vài năm sau, chồng chưa cưới của một cô gái đã tố cáo với Quốc hội là Xuân bị Hoàn hiếp và thủ tiêu. Hai cô bạn cũng bị cùng chung một số phận để bịt đầu mối. Mặc dù vụ việc bị cho "chìm xuồng" và Hoàn không bị hình phạt nào, tất cả các đảng viên hiểu biết của Hà nội đều biết chuyện này. Không rõ H có nắm được chi tiết của bi kịch không, nhưng không bao giờ thấy H nhắc đến.cxl

Những bước cải cách nông nghiệp đầu tiên được tiến hành từ thời Đại Nhảy Vọt của Trung quốc. Sau vài năm đầu tập thể hóa dần dần không thực sự thành công, Mao quyết định đánh bài lớn, thành lập những "công xã nhân dân" hàng chục ngàn người với đủ các cấu trúc hành chính và kinh tế. Theo luận thuyết của M-L, đây là mô hình lý tưởng, tuy nhiên ngay cả LX cũng chưa dám thử nghiệm. Khi ở Bắc kinh cuối năm 1957, H cũng viết một số bài ca ngợi Đại Nhảy Vọt đăng trên các báo của TQ với bút danh TL. Tuy nhiên ý đồ chắc chỉ để làm vừa lòng mấy ông bạn lớn vì ngay khi về nước H đã căn dặn các đồng chí phải cẩn trọng, tuyệt đối không sao chép mù quáng mô hình các nước anh em. Duẩn là đồng minh của H trong vụ này, cảnh cáo những hành động phiêu lưu, lo sợ tập trung cải cách miền Bắc sẽ chiếm mất những nguồn lực của đảng lẽ ra có thể dành cho giải phóng miền Nam. Duẩn hay trích Lưu Thiếu Kỳ, hãy dùng những gợn sóng nhỏ thay cho những cơn sóng dữ, để mang đến thay đổi. Phạm Văn Đồng cũng phát biểu nhấn mạnh mục đích của kế hoạch 3 năm là nâng cao sản lượng lương thực chứ không phải thay đổi ý thức hệ tại nông thôn theo quan điểm của Mao. Ngay cả Trường Chinh cũng phải thừa nhận là cải cách nông nghiệp cần được tiến hành từng bước. Các đồng chí Việt nam đã học được cách không nhập khẩu nguyên kiện mô hình TQ, qua những thất bại cay đắng trong quá khứ.

Trong suốt năm 1958, chủ đề thống nhất đất nước không được nhắc đến nhiều. Phần lớn là do tập trung chú ý vào những vấn đề nội bộ của miền Bắc. Nhưng cũng có phần không nhỏ phụ thuộc vào thái độ của hai nhà bảo trợ cho DRV. Quan điểm của Kh thì đã rõ như ở trên đã nhắc đến. Mao cũng giữ thái độ tương tự. Mao khuyên các đồng chí Việt nam cần chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh trường kỳ "Nếu 10 năm không đủ, thì sẵn sàng mất 100 năm" . DRV cần tìm kiếm thêm sự ủng hộ ngoại giao cho sự nghiệp của mình. Tháng 2/1958, H dẫn đoàn đại biểu đi thăm India và Miến điện. Mục tiêu của chuyến đi là cân bằng cán cân sau khi India công nhận ngoại giao chính phủ Nam Việt Nam. Trong những cuộc hội đàm cá nhân, H đã thuyết phục được Nehru ủng hộ cho quan điểm Việt nam thống nhất, nhưng Nehru từ chối công kích công khai NVN và Mỹ trong việc phá hoại bầu cử. Rangoon cũng giữ lập trường tương tự 14.

Đến lúc này, vai trò của H càng ngày càng bị hạn chế trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại cũng như xây dựng hình ảnh vị "Cha già dân tộc", linh hồn của cách mạng Việt nam. Hình ảnh "Bác Hồ" giản dị được H xây dựng đến mức hoàn hảo. H tiếp tục tránh xa những cạm bẫy xa hoa của chức Chủ tịch. Năm 1958, H chuyển vào ở trong căn nhà sàn bằng gỗ gợi nhớ đến những ngày ở Việt bắc, chỉ cách khu biệt thự vườn của Phủ Chủ tịch có vài bước chân.

Không lâu sau khi kết thúc Hội nghị 14, Duẩn lên đường vào Nam để trực tiếp đánh giá tình hình. Giữa tháng Giêng 1959, Duẩn trở ra và báo cáo trước Bộ chính trị. Duẩn tuyên bố: tình hình đang nguy cấp, kẻ thù quyết tâm dìm cách mạng vào biển máu. Tính mạng của các đồng chí và quần chúng miền Nam bị đe dọa. Nhân dân đang căm ghét chế độ đến cùng cực. Tất nhiên là Duẩn cũng có cường điệu thêm đôi chút vì mục đích chính trị của mình, nhưng tình hình thực tế ở miền Nam lúc đó là hết sức căng thẳng. Để đáp lại chiến dịch khủng bố, ám sát của DRV năm 1957, Diệm thực thi chính sách "làng nông nghiệp", thực chất là dồn dân vào những khu tập trung, có hào bao quanh, trên đắp thành đất, cắm dây thép gai. Dân làng được tổ chức thành những đội tự vệ có vũ trang để chống thâm nhập. Đội ngũ mật vụ, chỉ điểm lục tìm những gia đình có cảm tình với Việt minh, chẳng may để lộ ra trong và sau hiệp định Geneva. Một tài liệu bí mật của Đảng đã thừa nhận rằng Diệm đã thành công trong việc ổn định tình hình và hạn chế tối đa hiệu quả của những hoạt động cách mạng:

Kẻ thù đã hoàn thiện bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương, xây dựng mạng lưới gián điệp và lực lượng dân phòng đến tận từng xã. Chúng còn kiểm soát đến từng gia đình thông qua cơ chế "tự quản" theo từng đơn vị 5 gia đình, trong đó mỗi hộ phải chịu trách nhiệm về sự trung thành của những gia đình hàng xóm. Phong trào xuống thấp đến mức, ngay cả những phản kháng nhỏ như đòi cho vay để trồng trọt cũng bị gán cho là "hoạt động Việt cộng" và bị tra tấn, đe dọa. Cùng lúc đó, chính sách "làng nông nghiệp" dồn dân đến gần những trung tâm thương mại hoặc nơi thuận tiện giao thông thủy bộ để dễ bề kiểm soát.

Mặc dù vẫn tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, nhưng nhân dân vẫn hoang mang giao động. Càng ngày càng xuất hiện nhiều nghi ngờ về phương pháp đấu tranh hòa bình và những quan điểm cũ. "Đòi dân chủ và dân quyền chỉ dẫn đến nhà tù hoặc nghĩa địa", "Đấu tranh thế này thì cuối cùng sẽ chết hết". Tại nhiều nơi, nhân dân đòi hỏi đảng phải đứng lên cầm vũ khí để bảo vệ mình.

Từ năm 1957 đến 1959 hơn 2000 nghi can cộng sản bị tử hình trên những chiếc máy chém được kéo lê qua khắp các làng xã. Hàng chục nghìn người khác bị tình nghi có cảm tình với cách mạng bị bắt và tống giam. Theo một thống kê, số đảng viên đã giảm từ hơn 5000 đầu năm 1957 xuống còn chưa đến 1/3 vào cuối năm. Trần Văn Giàu, nhà sử học của đảng đã viết: "đó là những giờ phút đen tối nhất của sự nghiệp cách mạng" Cũng may, ngoài Việt cộng, chế độ Diệm còn tự tạo ra những kẻ thù cho chính mình. Theo đòi hỏi của Mỹ, Diệm phải thông qua hiến pháp năm 1956, thừa nhận chính phủ do tổng thống và nghị viện bầu ra, bảo vệ các quyền tối thiểu của con người. Tuy nhiên Diệm chưa bao giờ là nhà dân chủ. Thô kệch trong xử sự, rất sợ xuất hiện trước đám đông, Diệm không thể hòa đồng với các công dân của mình. Vốn rất nghi ngờ người miền Nam, Diệm lựa chọn tay chân toàn những kẻ tị nạn từ miền Trung, theo công giáo và ghét cộng sản. Diệm để em là Nhu lập ra Đảng cần lao nhân vị. Các đảng đối lập bị đóng cửa, những kẻ lên tiếng phê phán chế độ bị trừng trị thẳng tay. Thất bại lớn nhất của Diệm là không đáp ứng được nhu cầu thực sự của nông dân, chiếm đến hơn 80% dân số. Sau hiệp định, có đến hơn một nửa diện tích đất canh tác chỉ do khoảng 1% dân số sở hữu. Bị Mỹ thúc ép, Diệm phải tiến hành cải cách ruộng đất. Tuy nhiên để làm vừa lòng những nhà địa chủ ủng hộ chính quyền, thực tế chỉ có chưa đến 10% nông dân nhận được dù chỉ là một mảnh đất. Thậm chí trong các vùng Việt minh cũ, nông dân còn bị ép buộc phải trả lại đất đã được chia trong kháng chiến. Đối với nông dân, cuộc sống mới chẳng hơn gì so với thời thực dân. Có thể nói, đến cuối những năm 1950, nông thôn miền Nam đã sẵn sàng cho những thay đổi lớn.

Sau cuộc họp của Duẩn cho Bộ chính trị, Trung ưong triệu tập hội nghị lần thứ 15. Duẩn đọc báo cáo, chỉ rõ sự bất mãn dâng cao với chính quyền Diệm đang tạo ra một cơ hội vàng để tiến tới thống nhất đất nước. Tất nhiên là lãnh đạo đảng không quyết định được dễ dàng. Theo một tài liệu của Nam Việt nam thu được sau đó, có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau trong hội nghị 15. Một số cho rằng đương nhiên là phải cứu phong trào và các đồng chí ở miền Nam, trên thực tế là đang đấu tranh cho sự sống còn của mình. Số khác e ngại việc đẩy mạnh hoạt động vũ trang sẽ làm các đại ca LX, TQ tức giận và quan trọng nhất là có thể dẫn đến Mỹ trực tiếp can thiệp. Phe của Chinh thì cho rằng làm như thế thì lấy sức đâu mà xây dựng CNXH ở miền Bắc để hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất miền Nam.

H là người phát biểu mạnh mẽ nhất cho quan điểm thận trọng. H cho rằng không thể chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang, chắc chắn sẽ tạo cớ cho Mỹ can thiệp. Theo H, cách mạng Việt nam phải được xét trong quan hệ với cách mạng thế giới. Đế quốc Mỹ đang mạnh nhưng sẽ suy yếu, bởi thế chúng ta phải có chiến lược từng bước. Các lực lượng cách mạng ở miền Nam chắc chắn sẽ giành được những thắng lợi to lớn, nhưng trước mắt cần phải thỏa mãn với những thắng lợi nhỏ.

Với sự can thiệp của H, hội nghị đã đạt được thỏa hiệp, phê chuẩn chiến lược chiến tranh cách mạng để thống nhất đất nước. Tuy nhiên mức độ kết hợp giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị được để ngỏ. Nghị quyết nêu rõ:

Con đường đấu tranh cơ bản của cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng. Tùy theo rình hình cụ thể và những nhu cầu hiện tại của cách mạng mà phối hợp giữa sức mạnh chính trị của quần chúng và sức mạnh quân sự để lật đổ quyền lực của phong kiến và đế quốc thiết lập chính quyền của nhân dân.

Cuộc tranh luận về quyết định của Hội nghị 15 không chỉ có ý nghĩa học thuật. Nếu quyết định leo thang bạo lực ở miền Nam chỉ là do những đồng chí miền Nam quyết tâm đề xuất, cuộc chiến về cơ bản có thể coi là một phong trào kháng chiến nội bộ chống lại một chính quyền thối nát và Bắc Việt có thể được coi như một nhà quan sát bị động. Ngược lại, nếu các lãnh đạo miền Bắc khởi xướng, cuộc chiến chứng tỏ tham vọng thống trị toàn đất nước của Hà nội. Thực tế chắc là nằm đâu đó ở giữa. HCM và các đồng chí của mình đã quyết định phải tổ chức lại sự bất bình ầm ĩ nhưng thiếu tập trung chống lại chính quyền miền Nam.

Nghị quyết của Hội nghị 15 không được phổ biến ngay. Trong vài tháng sau đó, Giáp được giao nhiệm vụ đánh giá lại tình hình một cách toàn diện, trong khi HCM được cử ra nước ngoài để thăm dò ý kiến các đồng minh. Đã gần 70 tuổi, H vẫn miệt mài thực hiện ước mơ thống nhất đất nước dưới chế độ XHCN của mình. H đến Bắc kinh vào giữa tháng 1/1959, sau đó đi dự đại hội ĐCSLX tại Moscow. Trên đường về, H lại ghé qua Bắc kinh và về đến Việt nam vào ngày 14/2/1959. Không rõ H đã thảo luận gì với các đồng minh của mình trong chuyến đi này. Tháng 5/1959, nghị quyết hội nghị 15 được chính thức phê chuẩn.

--------------------------------         
1
J Sainteny: Ho Chi Minh and his Vietnam. Cũng theo S, quân Việt minh đóng ngoài tòa nhà đã ghi lại biển số xe của tất cả các vị khách đến dự lễ này.
2
Về sự tự tin của H vào bầu cử, xem Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên.
3
Chỉ có 6 trong số 17 thành viên nội các là người Nam. Một điều thú vị, là theo báo cáo của Sứ quán Mỹ tại Sàigon cho Bộ ngoại giao ngày 10/10/1950, các nguồn Việt minh đã dự đoán là Mỹ sẽ thay Bảo đại bằng Diệm.
4
Xem thêm Dương Vân Mai Elliot Sacred Willow: Four generations in the Life of Vietnamese Family Newyork 1999.
5
Về quan điểm của Lương, xem "Vì sao phải chỉnh Đảng" trong Cuộc kháng chiến thần thánh tập 3, 293-302. Lương là em trai của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Có thể tham khảo thêm Moise Land Reform.
6
Lời của H được trích trong "Bài nói chuyện với các cán bộ cải cách miền biển". Chi tiết về Vũ Đình Huỳnh được nhắc đến trong "Đêm giữa ban ngày".
7
Xem thêm Elliot Sacred Willow p343-344 để biết ý kiến của một dân thường về trách nhiệm của HCM trong vụ này.
8
Nguyễn Mạnh Tường, Un excommunie. Hanoi 1954-1991: Process d'un intellectuel (Paris, Que me, 1992) p9.
9
Boudarel Cent Fleurs p 143. Xem thêm Hirohide Kurihara p 143. Xem thêm Hirohide Kurihara 1958. Về những nhận xét của Chinh về tự do ngôn luận, xem Nguyễn Văn Trân Viết cho mẹ và Quốc hội (Wesminster, Calif.: Van nghe, 1996) p.275.
Theo nhà sử học Nga Ilia Gaiduk., bản thân Chinh là một trong những người nghi ngờ. Từ năm 1955, Chinh đã nhận định bi quan với một quan chức Liên xô về một giải pháp hòa bình cho việc thống nhất Việt nam. Xem thêm "Developing an Alliance: The Soviet Union and Vietnam, 1954:1975".
Xem Hoàng Văn Chi "Collectivization and Production of Rice", in China Quarterly Jan-Mar 1962, p 96.
Gerard Tongas, L'Enfer communiste au Nord Vietnam (Paris, Nouvelles Editions Delmesse, 1960) pp 85-86. Nhiều nhà quan sát không tin tưởng lắm vào những nhận định của Tongas, tuy nhiên dưới ánh sáng của những thông tin mới, có vẻ như có nhiều phần sự thật. Tuy thế, Tongas lại cho rằng thời gian của chuyến thăm là tháng 9/1957. Trong hồ sơ lưu trữ chỉ có một chuyến thăm vào tháng 5.
H đưa ra ý này trong bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh. Cùng đi trong đoàn có Bộ trưởng văn hóa Hoàng Minh Giám, cựu đại sứ tại TQ Hoàng Văn Hoan và thứ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch cxl Câu chuyện như cổ tích này được kể trong Đêm giữa ban ngày của Vũ Thu Hiên. Bức thư của người chồng chưa cưới có thể tìm trong "Letters de larmes et de sang", Chronique Vietnamién (Fall 1997) pp 8-11.
Theo Carlyle Thayer War by Other Means, pp 166-167, India cũng đón tiếp Ngô Đình Diệm rầm rộ như đón H. Thái độ của Ấn trong cuộc chiến này là tương đối phức tạp. Rõ ràng là Nehru coi thường Bảo đại và ủng hộViệt minh trong cuộc chiến với Pháp. Tuy nhiên trong các cuộc nói chuyện riêng với những quan chức Mỹ hoặc phương Tây, ông này tỏ ra lo ngại về viễn cảnh một Việt nam thống nhất bị cộng sản Hà nội cai trị. Bởi thế, thái độ của Ân có thể tóm tắt là ủng hộ DRV trên công chúng, nhưng thực tế chẳng làm gì.

1     2      3      4      5      6


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét